Một nhà môi giới bất động sản dày dạn kinh nghiệm sẽ trả lời các câu hỏi và giúp bạn tìm ra căn nhà phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn. Nhà môi giới cũng có thể chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu của các khối bất động sản mà bạn có thể không để ý đến.
Dưới đây là những bí quyết "sống còn" để giúp mối quan hệ hợp tác này trở nên hiệu quả và thành công.
Nói cụ thể về những yêu cầu của bạn
Lập danh sách các tiêu chí mà bạn đang tìm kiếm trong ngôi nhà mới. Hãy thẳng thắn đề cập tới những tiêu chí buộc phải có trong ngôi nhà mới của bạn để tránh lãng phí thời gian. Hãy nêu rõ ràng yêu cầu về diện tích, thiết kế và vị trí của khối bất động sản mà bạn sẵn sàng cân nhắc.
Đồng thời, ghi nhớ khoảng giá và cho nhà môi giới biết ngân sách bạn dành để mua căn nhà mới là bao nhiêu, cũng như liệu bạn có sẵn sàng thương lượng giá cả để sở hữu căn nhà "trong mơ" của bạn hay không.
Đừng nhượng bộ
Ngay cả khi bạn và nhà môi giới của bạn cảm thấy mệt mỏi khi xem quá nhiều ngôi nhà mà không đưa ra quyết định gì, đừng nhượng bộ hay đồng ý mua một ngôi nhà mà bạn không muốn.
Nếu bạn đang đàm phán mua nhà mà chủ nhà từ chối sửa chữa những phần quan trọng, đừng ép buộc bản thân phải tuân theo quyết định của chủ nhà. Các vấn đề như ngày thanh toán, đồ đạc nào sẽ được chuyển nhượng và ai sẽ sửa chữa những khu vực bị hỏng nên được giải quyết trước khi bạn ký hợp đồng.
Sắp xếp các cuộc thảo luận
Nhà môi giới sẽ muốn gặp bạn để xem xét các thông số kỹ thuật của bất động sản mà bạn đang nhắm tới. Nhà môi giới cũng có thể muốn cho bạn xem một số các ngôi nhà đang được chào bán và tỏ ý muốn cùng bạn đi xem trực tiếp.
Hãy cố gắng hết sức có thể để sắp xếp thực hiện các cuộc hẹn mà bạn đã đặt trước. Điều này cho thấy bạn tôn trọng thời gian của cả người bán, nhà môi giới và bản thân. Nếu bạn bỏ lỡ hoặc hoãn quá nhiều cuộc hẹn, nhà môi giới có thể ít quan tâm đến nhu cầu của bạn hơn.
Đừng cố trả nhiều hơn ngân sách mà bạn có
Nhà môi giới sẽ cố thu hút sự chú ý của bạn tới những căn nhà vượt quá ngân sách mà bạn đề ra ban đầu. Điều này có thể lặp lại nhiều lần nếu trong các tiêu chí của bạn đưa ra có yêu cầu về các khối bất động sản sang trọng. Tuy nhiên, đừng mua một ngôi nhà mà bạn không có khả năng chi trả. Bởi vì bạn có thể sẽ phải chịu đựng gánh nặng tài chính trong nhiều năm tới. Bạn thậm chí có thể phá sản và mất nhà nếu bạn không có khả năng chi trả. Hãy nói rõ với nhà môi giới của bạn về những gì bạn có thể chi trả và những gì ‘nằm ngoài tầm với’.
Hãy chăm chỉ hơn
Đừng mong đợi nhà môi giới sẽ trả lời tất cả những thắc mắc của bạn về một ngôi nhà nào đó. Hãy cố tìm hiểu thông tin thông qua mạng internet về ngôi nhà hoặc khu vực bạn đang nhắm tới. Bạn luôn có thể hỏi nhà môi giới của mình về khu vực lân cận, trường học và doanh nghiệp địa phương, nhưng hãy sẵn sàng tự thực hiện tìm kiếm những thông tin mà bạn cho là quan trọng khi cần thiết.
Nhà môi giới là một nguồn lực tuyệt vời để giúp bạn tìm thấy ngôi nhà trong mơ của mình. Nhưng hãy nhớ rằng, nguồn lực này sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi bạn cung cấp thông tin chi tiết về các yêu cầu và giới hạn của bản thân.
-
Nội thất gỗ - đem thiên nhiên vào căn nhà lý tưởng của bạn
CafeLand - Sự kết hợp khéo léo giữa các món đồ chất liệu gỗ sẽ tạo sự độc đáo cho không gian sống của bạn. Thế nhưng, việc pha trộn này lại chẳng hề dễ dàng.
-
Thấy chung cư tăng giá, vội bán nhanh để kiếm lời, 9X Thanh Hoá nhận cái kết đắng
Thời gian gần đây, nguồn cung khan hiếm kéo dài khiến giá chung cư Hà Nội được đẩy cao bất thường. Thậm chí, nhiều căn chung cư cũ tăng gấp đôi gấp ba lần thời điểm mua. Trước tình hình này, nhiều người nhanh chóng chớp cơ hội bán nhanh để kiếm lời, ...
-
Vợ chồng 9X nhận nhiều bài học nhớ đời khi không có kinh nghiệm vẫn thích đi "buôn" đất
Mặc dù không có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, nhưng vợ chồng chị Nguyễn Hằng (1990, Hà Nam) đã đúc kết được nhiều bài học “xương máu” sau 3 lần mua đất.
-
Bài học nhớ đời khi mua dự án chậm tiến độ
Trước khi có được căn hộ hiện tại, vợ chồng chị Nguyễn Hương (34 tuổi, Thanh Hóa) phải trải qua hai lần mua nhà với bài học nhớ đời.