Ngay từ khi học năm nhất đại học, Hạ Vy (27 tuổi, TP.HCM) đã bắt tay vào việc quản lý tài chính cá nhân. Cô cho rằng đừng đợi khi có lương 20-30 triệu đồng mới học cách quản lý tài chính. Dù ở mức thu nhập nào, việc học cách kiểm soát tiền của mình là vấn đề cực kỳ quan trọng.
Hạ Vy cho biết ngay sau khi ra trường, ngoài công việc chính với mức lương 8 triệu đồng/tháng, cô còn nhận thêm 1-2 công việc phụ bên ngoài để có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Mục tiêu của Hạ Vy là mua một căn nhà riêng và xây nhà cho bố mẹ. Để thực hiện được mục tiêu đó, cô lên kế hoạch tiết kiệm và đầu tư sẽ là ưu tiên hàng đầu.
Hạ Vy sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả nên cô bị ám ảnh về chuyện phải kiếm thật nhiều tiên để nhà, mua xe, mua những thứ mình thích và làm những gì mình muốn. Khi nhận được tháng lương đầu tiên, Hạ Vy vui sướng “thả phanh” mua sắm quần áo, tô đẹp cho bản thân. Cô từng có thời gian “nghiện” mua sắm và không bao giờ thỏa mãn với những thứ mình đã mua.
Sau đó, cô cũng nhận ra rằng không có những thứ đó, cuộc sống của cô vẫn diễn ra bình thường.
Không nên chắt bóp mà hãy "tiêu tiền" một cách khôn ngoan. Ảnh minh họa.
Áp dụng công thức 50-30-20
Khi nhận ra những khoản chi tiêu không thiết, Hạ Vy phân bổ mức lương cố định của mình thành 3 mục chính: 50% đầu tư cho bản thân, 30% chi trả cho các khoản phí sinh hoạt, dịch vụ cá nhân, chi phí ăn uống vui chơi cùng bạn bè và 20% mua sắm đồ dùng cần thiết. Còn những khoản tiền kiếm được nhờ công việc phụ, cô cho hết vào quỹ tiết kiệm. Đây là những khoản đầu tư mà Hạ Vy cho rằng nó rất xứng đáng.
Đầu tư ăn uống
Không giống như những người làm văn phòng khác, Hạ Vy không ăn cơm ngoài, không đặt đồ ăn nhanh mà tự tay vào bếp. Cô ăn theo chế độ ăn nhiều rau củ quả và các loại hạt. Không mua quá số lượng thức ăn, tránh dư thừa, lãng phí.
“Những thực phẩm đó giúp mình vừa có lối sống lành mạnh, mà chi phí cũng thấp hơn các loại đồ ăn nhều chất béo, đạm. Mình chỉ mua số lượng vừa đủ cho 2-3 ngày, tránh tình trạng để hỏng đồ ăn”, Hạ Vy chia sẻ.
Đầu tư cho ngoại hình
Mỗi tháng Hạ Vy đều dành riêng một khoản nhất định để đầu tư cho ngoại hình. Việc có một gương mặt sáng, trang phục gọn gàng, chỉnh chu giúp cô tự tin hơn, làm việc hiệu quả hơn và kiếm được nhiều thu nhập hơn trong công việc. Nhưng không phải vì thế mà “mua bất chấp”, chạy theo mốt nọ, mốt kia.
Trong tủ quần áo của mình, cô chỉ có mấy chiếc quần đơn giản nhưng lại có thể kết hợp được với nhiều loại áo. Nó giúp cô lúc nào cũng như mặc đồ mới. Bên cạnh đó, cô không mua nhiều loại phấn, son mà chỉ dùng một thỏi son cho đến khi dùng hết, mua những sản phẩm chăm sóc da cơ bản…
Đầu tư bên trong
Khoản đầu tư để "tiền đẻ ra tiền" theo Hạ Vy đó là đầu tư vào bên trong là kiến thức, kỹ năng mềm,... Đây chính là khoản đầu tư sinh lời nhanh nhất. Mỗi tháng cô đều dành ra một khoản để học thêm ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình phục vụ cho công việc cố định và công việc phụ giúp cô kiếm được nhiều tiền.
“Một khi đầu tư là phải chấp nhận lỗ trước khi nhận lãi. Nhưng với mình, khoản đầu tư xứng đáng nhất là đầu tư vào bản thân một cách đúng đắn. Đây là khoản đầu tư không bao giờ lỗ và có khả năng sinh lời cực tốt trong tương lai”, Hạ Vy khẳng định.
Đầu tư quỹ bảo vệ thân thể
Sau một vài lần nhập viện vì làm việc quá sức và theo sau đó là những khoản tiền viện phí, thuốc thang làm hao hụt ngân sách, cô nhận ra phải lập một quỹ dự phòng để bảo vệ bản thân. Chính vì thế, Hạ Vy dành 1% thu nhập tham gia một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ để bảo vệ mình cũng như người thân trong những tình huống xấu nhất.
-
Giữ bảy tiêu ba, 9X mua nhà sau 5 năm tiết kiệm
Hoàng Anh (sinh năm 1994, Sơn La) khiến bạn bè phải nể phục vì đã mua được nhà tại Hà Nội chỉ sau 5 năm đi làm.
-
Có 2 tỉ đồng nên gửi tiết kiệm hay đầu tư bất động sản?
Việc lựa chọn giữa đầu tư bất động sản hay gửi ngân hàng với 2 tỉ đồng không hề dễ dàng, nhất là giữa lúc thị trường đang có nhiều biến động.
-
Chưa cưới, bạn gái bắt người yêu nộp hết tiền lương, sáng đi làm chỉ nói cần bao nhiêu là được
Mới đây, mạng xã hội lại được phen dậy sóng khi rộ lên câu chuyện của một cô gái 25 tuổi chia sẻ “bạn trai không chịu đưa hết tiền lương và tiền tiết kiệm cho mình giữ”.
-
TS. Lê Xuân Nghĩa: Doanh nghiệp hiện đang run sợ không dám vay vốn, các nhà thầu không dám nhảy vào đầu tư
TS. Lê Xuân Nghĩa cho hay, dòng chảy tài chính hiện nay trên toàn bộ nền kinh tế đang tắc và khả năng tắc kéo dài.
-
Bỏ phố về quê: Lựa chọn nhất thời hay phương pháp hữu hiệu để giảm áp lực tài chính
Năm 2012, cầm tấm bằng tốt nghiệp đại học loại Giỏi, Hoàng Lan (32 tuổi, Hải Dương) tự tin sẽ tìm được công việc phù hợp, lương cao tại thành phố. Nhưng mọi chuyện xảy ra không như ý muốn khiến cô phải “bỏ phố về quê” để xây dựng lại từ đầu....