Mới đây, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Cơ quan Biên phòng Canada (CBSA) đã ban hành kết luận cuối cùng trong vụ việc điều tra rà soát thuế chống bán phá giá với ống thép dẫn dầu nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo kết luận cuối cùng của CBSA, mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho các nhà xuất khẩu ống thép dẫn dầu của Việt Nam là 37,4%. Mức thuế này sẽ được áp dụng từ ngày 6/9/2022. Thời hạn để các bên đưa ra bình luận với kết luận cuối cùng của CBSA là ngày 19/9/2022.
Sản phẩm ống thép dẫn dầu của Việt Nam sẽ bị Canada áp thuế chống bán phá giá lên đến 37,4%
Tương tư, các nhà xuất khẩu ống thép dẫn dầu từ Ấn Độ, Đài Loan - Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị Canada điều tra chống bán phá giá mặt hàng trên. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, một số công ty Đài Loan-Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc đã cung cấp thêm thông tin trong quá trình rà soát và được hưởng mức thuế riêng rẽ.
Được biết, CBSA đã bắt đầu điều tra và áp thuế chống bán phá giá với ống thép dẫn dầu nhập khẩu từ Việt Nam và một số nước từ năm 2015. Sản phẩm bị cáo buộc là ống thép dẫn dầu có mã HS: 7304.29.00; 7306.29.00. Giai đoạn điều tra từ 01/01/2021 đến 31/12/2021.
Phía CBSA cho biết, mục đích của vụ việc điều tra rà soát hiện tại là nhằm xác định lại giá trị thông thường và giá xuất khẩu làm căn cứ xác định lại biên độ phá giá.
Theo số liệu sơ bộ từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng ống thép dẫn dầu của Việt Nam sang Canada đạt khoảng 13 triệu USD. Riêng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bị áp thuế (theo mã HS) đạt khoảng 40.000 USD.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) nhận định, mặc dù không bị áp thuế chống trợ cấp nhưng thuế chống bán phá giá của Việt Nam tương đối cao sẽ gây khó khăn cho xuất khẩu thép sang Canada trong thời gian tới.
Để ứng phó với vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan chủ động rà soát các hoạt động xuất khẩu ống thép dẫn dầu sang Canada. Cần nghiên cứu, tìm hiểu quy định, trình tự thủ tục tái điều tra của Canada cũng như hợp tác với cơ quan điều tra Canada trong suốt quá trình diễn ra vụ việc.
Các doanh nghiệp mới thành lập muốn xuất khẩu mặt hàng này sang Canada có thể liên hệ với CBSA để xin cơ chế rà soát nhà xuất khẩu mới.
Đặc biệt, Hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu liên quan nên thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
-
EU và Mỹ thay đổi chính sách thương mại, xuất khẩu thép mạ gặp khó
Xuất khẩu mặt hàng thép mạ của Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt khi Mỹ nới lỏng hạn ngạch thuế quan, còn EU lại gia tăng biện pháp bảo hộ thương mại.
-
NÓNG: Chấm dứt, không gia hạn áp thuế với thép không gỉ cán nguội Trung Quốc
Bộ Công Thương quyết định chấm dứt, không gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia và Trung Quốc....
-
Một quốc gia ASEAN điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội Việt Nam
Hiện nay, mức thuế chống bán phá giá mà nước này áp dụng với các nhà sản xuất, xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ cán nguội của Việt Nam từ 7,81% đến 23,84%.
-
Nắm tới 55% thị phần toàn cầu, nhà xuất khẩu thép lớn nhất thế giới sắp gặp khó vì lý do này!
Các chuyên gia nhận định, xuất khẩu thép của Trung Quốc sẽ sớm đạt mức cao nhất trong 8 năm, trước khi làn sóng thuế quan lan rộng kéo ngành công nghiệp này đi xuống vào năm 2025.