Theo báo cáo ngành thép của CTCK KB Việt Nam (KBSV) cho rằng chính sách thương mại của các thị trường lớn là Mỹ và EU thay đổi theo hướng bất lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam.
Trong khi tình hình tiêu thụ nội địa vẫn ảm đạm thì kênh xuất khẩu thép của Việt Nam còn chịu cạnh tranh gay gắt tại cả tại thị trường Mỹ và EU.
Cụ thể, từ đầu năm 2022, Mỹ đã nới lỏng hạn ngạch thuế quan đối với thép Nhật Bản, EU và Anh. Trong khi đó, EU lại gia tăng biện pháp bảo hộ đối với mặt hàng thép mạ của Việt Nam.
EU và Mỹ thay đổi chính sách thương mại, xuất khẩu thép mạ gặp khó
Được biết, từ 1/7/2022 đến 30/6/2024, tôn mạ kim loại (nhóm 4A) của Việt Nam được quản lý theo hạn ngạch.
Phía EU quy định, hạn ngạch miễn thuế của nhóm “các nước khác”, gồm Việt Nam là 1,8 triệu tấn cho giai đoạn 1/7/2022 đến 30/6/2023 và tăng 4% trong năm tiếp theo. Nếu vượt hạn ngạch, mức thuế nhập khẩu phải nộp cho phần vượt là 25%.
Giá mặt hàng thép cuộn cán nóng HRC thời gian gần đây liên tục giảm nhưng giá tôn mạ trong nước không điều chỉnh nhiều nhờ có lực đỡ từ xuất khẩu. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi xuất khẩu trở nên kém tích cực, giá tôn mạ nội địa sẽ chịu áp lực giảm lớn hơn.
KBSV nhận định, nhu cầu thép phẳng dự kiến vẫn yếu trong vài quý tiếp theo. Các năm tới, mặt hàng tôn mạ Việt Nam vào thị trường EU sẽ gặp khó do cạnh tranh cao trên thị trường xuất khẩu.
Đơn cử, Nam Kim vốn là một doanh nghiệp xuất khẩu nhiều sang Mỹ, chiếm 20% sản lượng và 50% sản sản lượng xuất khẩu tại EU, việc các thị trường này thay đổi chính sách thương mại sẽ gia tăng sức ép cạnh tranh cho sản phẩm thép xuất khẩu của Nam Kim.
Theo đó, các nhà sản xuất tôn mạ trong nước như Nam Kim, Hoa Sen hay Tôn Đông Á sẽ phải tăng xuất khẩu sang thị trường ASEAN, bù đắp cho nhu cầu châu Âu - Bắc Mỹ giảm nhưng biên lợi nhuận sẽ thấp hơn.
Chịu áp lực do giá thép HRC giảm
Hiện thị trường thép cuộn cán nóng HRC trên thế giới có nhiều biến động. Giá mặt hàng thép HRC trên thị trường giao ngay của Việt Nam đã ghi nhận đợt giảm giá liên tiếp so với đỉnh 925 USD/tấn vào ngày 1/4/2022, về giao dịch quanh mức 605 USD/tấn.
Dù giá nguyên vật liệu đầu vào giảm thấp nhưng điều này chưa kịp phản ánh luôn vào kết quả kinh doanh do các doanh nghiệp tôn mạ vẫn còn tồn kho nguyên vật liệu giá cao.
Trong khi đó, tình hình xuất khẩu mặt hàng tôn mạ sang Châu Âu và Mỹ lại đang chịu áp lực từ giá HRC giảm.
Theo đó, chênh lệch giữa giá thép đầu vào HRC và giá xuất khẩu đang dần thu hẹp, biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp ngành tôn mạ sẽ còn chịu nhiều áp lực trong giai đoạn cuối năm. Vì vậy, KBSV cho rằng triển vọng kết quả kinh doanh các doanh nghiệp tôn mạ như Hoa Sen hay Nam Kim sẽ còn ảm đạm trong ngắn hạn khi giá thép HRC giảm.
-
Tồn kho lớn, các nhà sản xuất thép ASEAN tìm đường vào EU
Trong bối cảnh tồn kho tăng cao cùng với thị trường khu vực ảm đạm, các nhà sản xuất phôi thép và thép cuộn tại ASEAN đang tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.
-
Diễn biến mới vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc, tin vui sắp đến với các nhà sản xuất thép lớn trong nước?
Cơ quan điều tra đã ban hành bản câu hỏi điều tra cho các nhà sản xuất trong nước và các nhà nhập khẩu, để thu thập các thông tin, số liệu phục vụ cho vụ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội dạng cuộn hoặc t...
-
Là quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới, nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc có thể đạt mức cao kỷ lục năm 2025
Lượng nhập khẩu nguyên liệu chính để sản xuất thép của Trung Quốc có thể tăng từ 10 - 40 triệu tấn, đạt mức tối đa 1,27 tỷ tấn trong năm 2025, cao hơn con số kỷ lục dự kiến vào năm 2024.