Hiện nay nhiều nhà đầu tư BĐS Hải Phòng cho rằng chưa có thời điểm nào BĐS lại ế ẩm và rớt giá thảm hại như lúc này. Nhất là mảng nhà liền kề thương mại hầu như không có giao dịch trong khi giá đã hạ xấp sỉ 20%… Dẫu vậy thị trường vẫn không có gì biến chuyển. Cụ thể như nếu so với thời điểm này của năm 2011 một căn hộ trên đường Văn Cao (Hồng Bàng) có diện tích 45-50m2 x 04 tầng có giá 1,8 tỷ thì thời điểm này cho dù đã hạ thấp xuống còn1,2 tỷ giấy tờ sổ đỏ đầy đủ nhưng cũng không có người mua.

Nhà cần bán gấp nhiều nhất là khu vực Hồng Bàng (HP)

Chủ đầu tư điêu đứng

Trong thời điểm hiện tại thì theo nhiều chuyên gia đánh giá, với sự chùng xuống của thị trường chứng khoán, sự bấp bênh của giá vàng và đô la và sự đóng băng của thị trường BĐS. Nhiều nhà đầu tư với món nợ và lãi ngân hàng hàng tháng, nhà không bán được, nhiều chủ đầu tư rơi vào tình trạng túng quẫn. Đã phải tính đến việc hạ giá thành xuống thấp nhất có thể. Nhưng hầu như tình trạng khó khăn vẫn bám lấy họ.

Với tổng diện tích xấp xỉ 1.522km2, dự kiến đến năm 2025, TP sẽ có 3 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 2,4 triệu, đất xây dựng đô thị 47.500 - 48.900ha với chỉ tiêu 160m2/người (ở vùng đô thị trung tâm). Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2011, toàn quốc có trên 480.000 căn hộ CC được đưa vào sử dụng trong đó Hà Nội có khoảng 226.000 căn ( chiếm 36% trên tổng số), TP Hồ Chí Minh có khoảng 150.000 căn ( chiếm 37,1%), Hải Phòng có khoảng 20.000 căn ( chiếm 4,9%) . Cho thấy mô hình chung cư hiện đại sẽ cần và phát triển nhiều hơn ở Hải Phòng. Vì vậy nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đổ tiền vào xây nhà liền kề sau khi bỏ ra một khoản tiền lớn đề mua đất thổ cư nhằm đánh vào thị hiếu người dân Việt thích nhà có sân cổng và ở mặt đất vẫn tốt hơn. Tuy nhiên đến nay do khủng khoảng chung nhà xây xong không bán được, giá nhà đất rớt thảm hại. Nhiều chủ đầu tư không biết phải xoay sở ra sao trong khi nợ ngân hàng luôn là nỗi ám ảnh..

Dạo qua thị trường nhà đất Hải Phòng ở 4 quận nội thành, đến những khu vực được cho là đắc địa như Hồng Bàng, Lê Chân, Hải An, Kiến An, nhà thương mại liền kề sân cổng riêng biệt đẹp long lanh. Đâu đâu cũng treo biển bán gấp, giá 1,2 đến 1,4 tỷ. Tuy nhiên khi được hỏi chị Nguyễn Thị Hạnh, một chủ đầu tư có tiếng về nhà đất thương mại vì chất lượng tốt than Nhà nước dù có chính sách này nọ nhưng với những chủ đầu tư tư nhân như chị thì cứ không bán được hàng là “chết”. Mặc dù giá đã được hạ một cách thấp nhất có thể nhưng giao dịch vẫn không có. Mà như chị đầu tư ba, bốn khu xây từ năm trước với tổng kinh phí lên tới hàng trăm tỷ đồng. Lãi xuất ngân hàng phải trả, nợ đến hạn phải thanh toán làm cho chị như ngồi trên đống lửa.

Theo một số chuyên gia BĐS, không thể có chuyện cả thị trường bất động sản, vàng, chứng khoán cùng "lạnh", mà chỉ có một, nếu nhà đầu tư quan tâm ở thị trường nào thì luồng tiền sẽ chảy vào đó. Giá vàng hiện đang là điểm nóng của thị trường, nhưng ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), cảnh báo đầu tư vàng cực kỳ nguy hiểm, vì đây là kênh đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng rất lớn, giá vàng có thể biến động rất mạnh và khó lường. Nếu những nhà đầu tư nào có tinh thần "thép" hãy tham gia đầu tư vào kênh này.

Gỡ khó bằng cách nào?

Nhiều nhà đầu tư hiện đang quay quắt không biết cứu vãn tình thế bằng cách nào ngoài việc hạ giá thành. Tuy nhiên với xu hướng và sự im lặng chờ đợi giá cả sẽ xuống thấp hơn và có thể sẽ trở về giá trị thực của những người có nhu cầu thực càng làm cho thị trường nhuốm màu u ám. Đánh giá về thực trạng thị trường hiện nay, ông Nguyễn Ngọc Thành CThiệp hội BĐS HP phân tích:Khảo sát tại các sàn giao dịch, lượng giao dịch giảm 80-90% so với cùng kỳ, đó thực sự là tín hiệu đáng lo ngại. Nguyên nhân cơ bản không phải do nhu cầu xã hội giảm mà do tác động của đồng tiền, người mua đang cân nhắc, nguồn vốn đầu tư vào bất động sản đem lại hiệu quả ít hơn là gửi ngân hàng hưởng lãi suất.Vì vậy, họ sẵn sàng xếp lại nhu cầu mua bất động sản mà chuyển sang khai thác lợi nhuận từ lãi suất ngân hàng, dẫn đến giao dịch chậm trễ. Mặt khác, đây là thời điểm giữa năm, thường là thời kỳ chuyển giao thị trường, các nhà đầu tư thường có tâm lý quan sát, nghe ngóng, chuẩn bị cho cuối năm, đặc biệt với những người chuẩn bị đầu tư, thường không chọn thời điểm này.

Do biến động giá cả thị trường, lãi suất ngân hàng tăng cao nên chi phí phát sinh đầu vào các dự án đều tăng. Đây là trạng thái bất lợi cho nhà đầu tư, vì vậy, xuất hiện 2 xu hướng: đối với các dự án sắp hoàn thành, các nhà đầu tư sẽ tập trung vốn để hoàn thành, nhanh chóng đưa ra thị trường; những dự án mới triển khai, khả năng thực hiện tiếp khó, nên nhà đầu tư phải xác định lại lộ trình, có dự án phải dừng, có khả năng thiếu nguồn cung trong thời gian tới.

Tiếp đó, do tác động của các giải pháp kiềm chế lạm phát, thị trường và nhu cầu xuất hiện sự điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, hướng tới gia tăng các sản phẩm có giá trị trung bình và thấp, nhằm thích ứng yêu cầu thị trường. Đây cũng là yếu tố tích cực, khả năng cân đối cung cầu cao hơn, mang tính xã hội cao hơn.Các nhà đầu tư cần tích cực và chủ động trong cơ cấu sản phẩm, cùng với lợi ích của doanh nghiệp cần chia sẻ trách nhiệm đối với xã hội. Sự điều chỉnh đó không chỉ phục vụ nhu cầu xã hội mà còn tạo cơ hội mới cho các nhà đầu tư. Điều này đòi hỏi các nhà môi giới kết nối giữa người tiêu dùng-nhà đầu tư, đưa đến nhiều thông tin cho người tiêu dùng để có sự lựa chọn tốt nhất.

Theo Báo Xây dựng
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.