26/02/2013 8:16 AM
Ở thời điểm thị trường nhà đất đã bão hòa nguồn cung, việc mua nhà tưởng chừng rất dễ dàng. Nhưng cầm tiền tỷ trên tay, nhiều người mới cảm nhận được những khó khăn, vất vả của đoạn trường đi mua nhà.

Căn hộ thương mại ở được ngay rẻ nhất có giá 16-17 triệu đồng/m2

Sau hai năm liên tục “tuột dốc”, giá nhà đất được giới chuyên gia nhìn nhận đã chạm “đáy”. Lợi thế trên thị trường dường như đã nghiêng về phía người mua. Bằng chứng là trong đợt mở bán tại một số dự án gần đây, khách hàng được đơn vị phân phối “chăm sóc” rất cẩn thận. Ngoài cơ hội tìm hiểu sản phẩm của những dự án này, khách hàng còn được cung cấp thông tin về hàng nghìn sản phẩm khác trên thị trường, để tăng cơ hội lựa chọn sản phẩm.

Thế nhưng, việc mua nhà đất thời thị trường ở “đáy” dường như chỉ dễ với những ai có điều kiện tài chính dồi dào. Còn với những người có thu nhập trung bình thấp, thì việc tìm mua cho mình một sản phẩm nhà đất ưng ý, có giá dưới 1 tỷ đồng vẫn còn lắm gian nan.

Chị Nguyễn Thị Yến, ngụ tại phường Văn Quán (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết: “Nói là giá nhà đất giảm, hàng nhiều, dễ mua, nhưng mấy tháng nay, vợ chồng tôi lùng sục khắp các dự án đô thị, khu dân cư mà không thể tìm được một căn hộ hay miếng đất ưng ý nào có giá 1 tỷ đồng”.

Chị Yến cho hay, với 1 tỷ đồng trong tay, chị có thể mua được đất 30 - 40 m2 tại khu vực ngoại thành, nhưng lại cách khá xa trung tâm. Còn nếu mua căn hộ giá rẻ, phải sau 2 - 3 năm nữa mới được nhận bàn giao nhà là rất rủi ro. Song, đem số tiền ấy đi mua nhà có thể ở ngay, gần trung tâm để tiện đi làm lại không dễ, bởi đất nền khu vực gần trung tâm hiện vẫn rất đắt. Đất dự án, dù giá mỗi m2 đã rẻ nhiều, nhưng diện tích lại quá lớn, nên giá những đất nền này vẫn quá cao so với khả năng tài chính của anh chị. Trong khi muốn mua căn hộ ở ngay, chị lại không đủ tiền. Những căn hộ có thể ở được ngay, giá rẻ nhất Hà Nội, nằm trên địa bàn quận Hà Đông hiện cũng có giá 16 - 17 triệu đồng/m2 và giá trị căn hộ lên đến hơn 1 tỷ đồng.

Cũng giống chị Yến, anh Bùi Quang Hải (quê Chương Mỹ, Hà Nội) dành dụm được hơn 900 triệu đồng cũng chưa thể mua được nhà sau hơn 2 tháng tìm kiếm.

Anh Hải cho biết, vợ chồng anh làm việc tại quận Hoàn Kiếm, với một con nhỏ đang học mẫu giáo, nên không thể mua nhà tại các dự án xa trung tâm Thành phố như Đan Phượng, Hoài Đức, hay Xa La (Hà Đông). Thế nhưng, với số tiền hiện có, anh chị không thể tìm chốn an cư gần Trung tâm.

Theo tìm hiểu của ĐTCK tại nhiều trung tâm môi giới nhà đất, lượng khách hàng quan tâm mua căn hộ, đất nền có mức giá dưới 1 tỷ đồng trong vài tháng trở lại đây rất lớn.

Ông Phạm Trung Hà, Tổng giám đốc Hòa Phát Land thừa nhận, nhiều người có nhu cầu chỗ ở thực đang coi thời điểm hiện tại như “thời điểm vàng” để tìm chốn an cư. Đa phần trong số họ là những cặp vợ chồng trẻ, chỉ có trong tay trên dưới 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, với những tiêu chí mua nhà khá cao, như: gần nơi làm việc, không quá xa trung tâm, là khu vực có trình độ dân trí cao, hạ tầng tốt… , việc mua được nhà đang là “nhiệm vụ bất khả thi” với nhiều khách hàng.

Cũng theo ông Hà, mặc dù thị trường bất động sản đã giảm mạnh trong 2 năm trở lại đây, nhưng đất nền tại các khu vực gần trung tâm vẫn rất đắt, trong khi nhà chung cư có thể ở ngay lại khá giữ giá. Vì thế, dù giá BĐS đã giảm, nhiều khách hàng vẫn than khó, do không thể mua được nhà.

Theo thống kê của Savills Hà Nội, chỉ có 6% số căn hộ thuộc diện nhà ở xã hội có giá dưới 1 tỷ đồng, số căn hộ có giá trên 1 tỷ đồng chiếm tới 94%. Sang năm 2013, khi mặt bằng căn hộ tiếp tục giảm, tỷ trọng căn hộ loại 1 tỷ đồng trở xuống cũng chỉ chiếm tối đa là 10% tổng cung của thị trường.

  • Lãng phí đất nông nghiệp do quy hoạch và dự án treo

    Lãng phí đất nông nghiệp do quy hoạch và dự án treo

    Cả nước hiện có 58/63 tỉnh, thành phố có tổng số 283 khu công nghiệp (KCN), tổng diện tích hơn 70 nghìn ha (chưa kể các dự án phát triển đô thị khác). Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy diện tích của các KCN mới đạt khoảng 50%, nghĩa là còn tới hơn 30 nghìn ha đất bỏ hoang, gây lãng phí nghiêm trọng. Nơi có diện tích đất bỏ hoang nhiều nhất là các tỉnh, thành phố Nam Bộ, mà nổi cộm là khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Từ thực tế này, các địa phương cần nhanh chóng rà soát các quy hoạch và kiên quyết xử lý

  • 'Đặt ga tàu điện ngầm sát hồ Gươm là bất ổn'

    'Đặt ga tàu điện ngầm sát hồ Gươm là bất ổn'

    Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, ga tàu điện không làm ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực hồ Gươm, trong khi nguyên lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội nói nhà ga sẽ ảnh hưởng tới không gian lễ hội của hồ.

  • Sửa đổi Luật Đất đai: Cần đảm bảo minh bạch, bền vững về quy hoạch

    Sửa đổi Luật Đất đai: Cần đảm bảo minh bạch, bền vững về quy hoạch

    Luật Đất đai sửa đổi đang được đưa ra để lấy ý kiến nhân dân. Theo TS Phùng Đức Tiến - Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của QH, việc sửa đổi Luật Đất đai lần này, trong số nhiều mục tiêu cần đạt được, phải có mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả không để lãng phí như hiện nay, và nhất là phải mở đường cho nông nghiệp phát triển.

Nguyên Minh (Đầu tư chứng khoán)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.