Vành đai 2 được quy hoạch 16 năm trước (2007), dài 64km, quy mô 6-10 làn xe. Tuyến đường bắt đầu từ Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh) qua cầu Phú Mỹ (quận 7), tiếp tục ra ngã tư Bình Thái nối vào nút giao Gò Dưa (TP Thủ Đức), điểm cuối ra quốc lộ 1 rồi chạy vòng về Nguyễn Văn Linh tạo thành đường bao quanh TP.HCM. (Trong ảnh các đoạn in đậm là chưa được triển khai).
Sau khi hoàn thành, đây sẽ trở thành trục đường quan trọng giúp phân luồng, giảm ùn tắc giao thông ở nội thành cũng như tăng kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, cao tốc...
Tuy nhiên đến nay, toàn tuyến chỉ có 50km được hoàn thành, 14km còn lại vẫn là những đoạn được xây dựng dang dở hoặc chưa được triển khai.
Cụ thể, đoạn 3 từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (TP Thủ Đức) dài 2,7km được triển khai từ năm 2017. Kinh phí hơn 2.700 tỷ đồng, theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao). Song, dự án tạm dừng từ năm 2020 khi đạt 44% khối lượng vì vướng mặt bằng và thủ tục điều chỉnh dự án.
Sau nhiều năm ngừng thi công, mới đây UBND TP.HCM đã phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án. Trong đó, có việc điều chỉnh thời gian thực hiện và hoàn thành dự án đến năm 2026.
Phối cảnh đoạn Vành đai 2 sắp được khởi công ở TP. Thủ Đức
Cũng trên địa bàn TP. Thủ Đức, dự kiến cuối năm nay, hai đoạn quan trong của tuyến đường Vành đai 2 sẽ được khởi công xây dựng với kinh phí gần 14.000 tỉ đồng.
Cụ thể, hai đoạn Vành đai 2 sẽ được triển khai gồm đoạn 1 dài dài 3,5 km, từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp (xa lộ Hà Nội), được đầu tư giai đoạn một với mức vốn khoảng 9.328 tỉ đồng.
Đoạn 2 từ đường Võ Nguyên Giáp đến Phạm Văn Đồng, dài 2,8 km, tổng kinh phí 4.543 tỉ.
Cả hai dự án được giải phóng mặt bằng toàn bộ từ đầu, rộng 67 m, sau đó xây đường song hành hai bên và làm các nút giao. Phần đất trống giữa tuyến sẽ dự trữ cho việc triển khai sau này.
Cầu Phú Hữu
Vành đai 2 sẽ giao với đại lộ Võ Nguyên Giáp (Xa lộ Hà Nội)
Khu vực Vành đai 2 đoạn từ Võ Nguyên Giáp đến Phạm Văn Đồng
Ngoài tuyến Vành đai 2, hiện TP.HCM cũng đang triển khai xây dựng tuyến đường Vành đai 3 TP.HCM. Dự án này có chiều dài hơn 76km, tổng vốn đầu tư gần 75.000 tỉ đồng đi qua địa bàn TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An.
Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua khu đô thị tại TP. Thủ Đức
Trong đó, đoạn qua TP.HCM dài nhất với hơn 47 km đã được khởi công từ tháng 6/2023 tuy nhiên hiện tiến độ dự án đang có nguy cơ chậm do thiếu nguồn cát đắp. Theo ước tính nhu cầu cát đắp cho dự án khoảng 9,3 triệu m3. Riêng năm 2024 dự án cần hơn 6 triệu m3, trong đó đoạn qua TP.HCM khoảng 4,7 triệu m3.
-
Gần 10.000 tỉ đồng đầu tư 3,6km đoạn đường Vành đai 2
Đường Vành đai 2 đoạn từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp (TP. Thủ Đức) có chiều dài 3,6km được đề xuất đầu tư với kinh phí gần 10.000 tỉ đồng, dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2025 – 2026.
-
Giá vé tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM là bao nhiêu?
Người dân di chuyển trên tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ trả giá vé từ 6.000 – 20.000 đồng tùy theo quảng đường mỗi lượt.
-
Nhà thi đấu nằm trên khu “đất vàng” trung tâm TP.HCM khi nào sẽ khởi công?
Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng tọa lạc trên khu đất đắc địa ngay trung tâm TP.HCM nhưng suốt nhiều năm chưa thể khởi công.
-
Con trai cố Chủ tịch DIG nhận hơn 11 triệu cổ phiếu thừa kế, nâng tỷ lệ sở hữu lên gần 12%
Ông Nguyễn Hùng Cường thông báo giao dịch cổ phiếu của Người nội bộ Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã: DIG).