Ảnh minh hoạ
Chưa bao giờ yếu tố hạ tầng lại đóng vai trò chủ đạo như hiện nay trong hành trình hồi phục của thị trường bất động sản. Năm 2025, Chính phủ dành gần 800.000 tỷ đồng đầu tư cho các công trình giao thông trọng điểm: cao tốc Bắc – Nam, sân bay quốc tế Long Thành, các tuyến vành đai, metro ở TP.HCM và Hà Nội… Hạ tầng không chỉ là động lực phát triển đô thị mà còn là “chìa khóa” đánh thức những vùng đất tiềm năng.
Ghi nhận từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, những khu vực có thông tin sáp nhập hành chính hoặc điều chỉnh quy hoạch như Bắc Giang, Ninh Bình, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng… đã ghi nhận mức tăng giá bất động sản từ 5 – 30% chỉ trong vài tháng. Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh, sự tăng trưởng bền vững phải gắn liền với hạ tầng thực tế và nhu cầu sử dụng thực, thay vì chạy theo sóng tin đồn.
Trên bình diện chính sách, loạt cải cách mạnh tay của Chính phủ trong cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là cam kết cắt giảm 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính và loại bỏ hàng trăm điều kiện kinh doanh không cần thiết, đang được cộng đồng doanh nghiệp địa ốc đánh giá là “lực đẩy kịp thời”.
Theo bà Phạm Thị Miền – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam (VARS IRE), tín hiệu phục hồi đang lan rộng trên toàn thị trường, không còn mang tính cục bộ như trước. Từ nhà phố, căn hộ đến đất nền, sức mua ghi nhận cải thiện đáng kể tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và các tỉnh vùng ven.
Phân khúc căn hộ chung cư tiếp tục là trụ cột thị trường, nhờ nhu cầu thực cao và nguồn cung ổn định. Những dự án có pháp lý rõ ràng, hạ tầng đồng bộ và tiện ích đầy đủ tiếp tục giữ giá tốt. Ngược lại, các sản phẩm neo giá cao, không tương xứng với giá trị thực tế đang có xu hướng điều chỉnh, một động thái được đánh giá là cần thiết cho sự lành mạnh của thị trường.
Đối với đất nền, tâm lý đầu cơ giảm mạnh, thị trường chuyển hướng sang tìm kiếm giá trị thực, ưu tiên sản phẩm có kết nối giao thông thuận tiện, dân cư hiện hữu và tiềm năng khai thác kinh doanh.
Động lực kép: Dòng vốn ngoại và nhà ở xã hội
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định, Việt Nam nổi lên là điểm đến an toàn cho dòng vốn quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Tính đến hết quý 1/2025, vốn FDI vào bất động sản đạt gần 11 tỷ USD, tăng hơn 34% so với cùng kỳ năm trước. Các nhà đầu tư đánh giá cao tiềm năng tăng trưởng dài hạn, môi trường chính trị ổn định, dân số trẻ, đô thị hóa nhanh và cam kết cải cách mạnh mẽ từ Chính phủ.
Việt Nam hiện được xem là điểm trung chuyển chiến lược của chuỗi cung ứng khu vực, kéo theo sự phát triển mạnh của bất động sản công nghiệp, logistics và nhà ở chuyên gia. Cùng với đó, các tiêu chí mới như phát triển bền vững, ESG, sử dụng vật liệu xanh và tiêu chuẩn quản trị rủi ro đang dần trở thành "chuẩn mực" trong chiến lược lựa chọn của giới đầu tư.
Một điểm sáng khác là lĩnh vực nhà ở xã hội, vốn được xác định là trụ đỡ cho thị trường. Tính đến giữa năm 2025, cả nước có hơn 644 dự án nhà ở xã hội đang triển khai với tổng quy mô 580.000 căn hộ. Các dự án trải rộng tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các khu công nghiệp lớn như Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, TP.HCM… Qua đó, không chỉ giải tỏa áp lực an cư mà còn góp phần tái cấu trúc lại cơ cấu cung – cầu trên thị trường.
-
Kỳ vọng thị trường bất động sản phục hồi, doanh thu Gelex năm 2025 được dự báo vượt 36.000 tỷ đồng
Sang năm 2025, Vietcap dự báo doanh thu hợp nhất của Gelex tăng 14% so với năm 2024, đạt 36.641 tỷ đồng.
-
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,3% nếu bất động sản phục hồi
Theo Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO), nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng 5,3% trong năm 2024 khi lĩnh vực bất động sản ổn định và nhu cầu bên ngoài cải thiện, từ đó giúp thúc đẩy tăng trưởng chung trong khu vực.
-
Dự báo trái phiếu doanh nghiệp sẽ khởi sắc hơn vào nửa cuối năm khi thị trường bất động sản phục hồi
Báo cáo mới phát hành của Công ty Chứng khoán KB (KB Securities) cho biết, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) sơ cấp suy giảm trong tháng 2 với tổng giá trị phát hành (GTPH) chỉ đạt 1,165 tỷ đồng (-45,8% so với tháng trước) với kỳ hạn bình quân là 2,87 năm.








-
Hà Nội thông qua danh mục khuyến khích đầu tư không gian ngầm 8 tuyến metro
Hà Nội vừa chính thức ban hành danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng, trong đó có 8 tuyến với tổng chiều dài khoảng 320,25km.
-
Thông tin mới về tuyến đường 7.800 tỷ đồng tại nội đô Hà Nội
Dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục được cam kết sẽ về đích trong quý 4/2025. Thông tin được ông Nguyễn Phi Thường – Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 25 Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội sáng 9/7....
-
TP.HCM công bố 17 dự án nhà ở được phép bán cho người nước ngoài
UBND TP.HCM vừa công bố 17 dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn nằm trong khu vực mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu nhà ở.