Bước sang năm 2023, quá trình tái cấu trúc nợ dự kiến sẽ trở nên sôi động hơn ở châu Á. Tuy nhiên, vẫn có một dấu hỏi lớn đối với trái phiếu nước ngoài bằng đồng USD do các nhà phát triển Trung Quốc phát hành.
Tại các quốc gia khác trong khu vực, quá trình tái cấu trúc nợ chính phủ sẽ tiếp tục khó khăn do đồng USD mạnh hơn, đồng nội tệ yếu đi và các nhóm chủ nợ đa dạng. Bên cạnh đó, tiền ảo và các công ty trong lĩnh vực năng lượng và thương mại quốc tế bị ảnh hưởng bởi giá dầu giảm và lãi suất tăng cao sẽ góp phần vào bức tranh tái cấu trúc trong khu vực.
Bất động sản Trung Quốc
Daniel Margulies, đối tác tại công ty luật Dechert của Mỹ, cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng năm 2023 sẽ tương tự như năm 2022, không có sự cải thiện mạnh mẽ về điều kiện thị trường. Lĩnh vực bất động sản Trung Quốc sẽ vẫn là một vũng lầy đối với các nhà đầu tư”.
Margulies cho biết những thay đổi đáng kể sẽ không xảy ra trong nửa đầu năm 2023. Quy mô và cách thức của các vụ vỡ nợ là chưa từng có ở các thị trường tín dụng châu Á, đồng thời việc tái cấu trúc các khoản nợ trong nước sẽ được ưu tiên hơn so với các khoản nợ ở nước ngoài.
Đối với thị trường bất động sản Trung Quốc, trong khi kế hoạch 16 điểm và việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc khuyến khích cho các nhà phát triển vay vốn là những bước đi đúng hướng, thì vẫn còn một dấu hỏi lớn đối với các khoản nợ ở nước ngoài.
Richard Woodworth, đối tác tại công ty luật Linklaters của Anh, cho biết: “Những điều chỉnh này không giúp các nhà phát triển giải quyết ngay khoản nợ ở nước ngoài. Sẽ cần ít nhất 3-5 năm để các vấn đề được xử lý”.
Theo Woodworth, cách thức thực hiện các thỏa thuận tái cấu trúc hiện nay cần phải thay đổi. Các chủ nợ đang thất vọng vì sự thiếu minh bạch và quy trình nghiệp dư. Ngày càng có nhiều chủ nợ kiến nghị thay đổi quy trình, nhưng điều này có thể làm giảm giá trị bất động sản.
Các nền kinh tế mới nổi
Sau Covid-19, nhiều quốc gia châu Á tập trung vào chính sách tiền tệ mở rộng để thúc đẩy kinh tế.
Daniel Chia, Giám đốc công ty luật Morgan Lewis Stamford có trụ sở tại Singapore, cho biết: “Các động thái này đang phải đối mặt với áp lực từ việc tăng lãi suất và thắt chặt vốn của Hoa Kỳ và phương Tây. Các quốc gia châu Á có thể tiến tới với bất kỳ ai giúp họ giảm bớt gánh nặng nợ nần, thay vì chỉ Hoa Kỳ và phương Tây như trước đây. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lên bức tranh hợp tác của thị trường”.
Theo Margulies, các nền kinh tế mới nổi ở châu Á đang gặp khó khăn tương tự như các đồng cấp khác tại những khu vực còn lại trên thế giới. Họ sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức vào năm 2023 do đồng USD mạnh, đồng nội tệ yếu đi, và các nhóm chủ nợ đa dạng như Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Tiền tệ Quốc Tế, các quốc gia Trung Đông, Trung Quốc và các nhà đầu tư thương mại… thường có lợi ích khác nhau trong các kịch bản tái cơ cấu.
“Trong phạm vi tái cơ cấu nợ ở tầm quốc gia tại châu Á, một phần được giải quyết với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới hay Tổ chức Tiền tệ Quốc tế. Trước đây, các tổ chức này đều yêu cầu các quốc gia cần cập nhật và cải thiện quy trình tái cơ cấu trước khi giải ngân.
Tiền ảo
Một danh mục khác thúc đẩy quá trình tái cấu trúc tại châu Á là nền tảng/sàn giao dịch tiền ảo và các công ty cho phép sử dụng tiền ảo.
Chia cho biết: “Do phần lớn các mô hình cho vay liên công ty và liên kết đối với nhiều sàn giao dịch và nền tảng, sự suy giảm tài sản và thách thức về thanh khoản có thể sẽ lan rộng giữa các công ty và các quỹ trong hệ sinh thái tiền điện tử”.
Đã có những lời xì xào về các nền tảng tiền điện tử khác đang hoặc gần mất khả năng thanh toán. Nhiều người tham gia ngành công nghiệp tiền ảo đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản ở Hoa Kỳ. Tình hình có thể sẽ diễn ra tương tự tại châu Á trong năm 2023 do các vấn đề nội tại của loại tài sản này.
-
Quốc gia châu Á thứ hai đối mặt với khủng hoảng nợ bất động sản
Sau Evergrande của Trung Quốc, Jababeka của Indonesia tiếp tục làm dấy lên lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ bất động sản tại châu Á.
-
Công ty trực thuộc Rox Living tiếp tục gia hạn trái phiếu
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây đã đăng tải văn bản của Công ty Cổ phần Đầu tư và cho Thuê tài sản TNL (Đầu tư và cho Thuê tài sản TNL) công bố thông tin bất thường về Nghị quyết của Người sở hữu trái phiếu về việc kéo dài kỳ hạn trái p...
-
IPA huy động thành công 550 tỷ đồng trái phiếu để đảo nợ
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư IPA ngày 6/12 công bố kết quả chào bán trái phiếu riêng lẻ mã IPAH2429005.
-
Hơn 41.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đến hạn trong tháng cuối năm
Theo dữ liệu Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ HNX và SSC, tính đến ngày công bố thông tin 29/11, đã có 29 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong tháng 11 được ghi nhận với tổng giá trị đạt 24.388 tỷ đồng....