Rất nhiều người đang nhận định đây là một cơ hội để các nhà đầu tư khu vực này cắt lỗ từ cơn sóng trước. Dự báo một cơn sốt đất mới đang hình thành. Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng giá nhà đất do ảnh hưởng của cầu Nhật Tân, với sự nhìn nhận khách quan có thể nói bất động sản khu vực quận Tây Hồ vẫn chưa được đánh giá đúng tầm.
Một góc khu vực ven sông Hồng thuộc quận Tây Hồ
Hầu hết các dự án khu đô thị mới của Hà Nội đều đang bám theo trục đường 32, đường 70, đường Lê Văn Lương kéo dài,… Sự ưu tiên phát triển về các quận mới như Hà Đông, Nam Từ Liêm… do quỹ đất rộng, giao thông thuận tiện, tập trung nhiều trung tâm thương mại, cơ quan hành chính sự nghiệp… và giao dịch bất động sản ở các khu vực này luôn sôi động.
Trong khi đó, trong khu vực quận Tây Hồ ngoại trừ các khu phố bao quanh hồ Tây có mức giá tương đối đắt thì các khu vực còn lại như Xuân La, Phú Thượng, Nhật Tân, Tứ Liên… đều có mức giá thấp hơn với các quận lân cận. Một loạt các chung cư Vườn Đào, Packexim hay Ciputra … đều có mức giá trong khoảng 30 triệu/m2, đất thổ cư có mức giá từ 40 triệu/m2 trong ngõ và từ 70 triệu/m2 đối với đường ô tô vào nhà, liền kề biệt thự có giá dao động từ 100 triệu/m2…
Ưu điểm của bất động sản Tây Hồ là có khoảng không gian rộng lớn của khu vực hồ Tây và tiếp giáp bên bờ sông Hồng. Các khu vực làng xã dân cư sinh sống lâu đời hình thành nên nét văn hóa của Hà Nội: đào Nhật Tân, quất Tứ Liên, hoa Quảng Bá… Có rất nhiều khoảng xanh tạo không gian thoáng đãng cho cả khu vực. Không phải vô lý khi hầu hết người nước ngoài làm việc tại Hà Nội đều chọn khu vực quận Tây Hồ để cư trú.
Hầu hết các thành phố lớn trên thế giới đều ưu tiên phát triển theo hai bên bờ sông. Sông Sài Gòn và sông Hàn cũng là hai trục phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Tuy nhiên bất động sản quận Tây Hồ ven bờ sông Hồng vẫn chưa được đánh giá là ưu thế. Dự án phát triển thành phố hai bên bờ sông Hồng từ lâu không được nhắc tới .
Sự thành công của khu đô thị Ciputra – hiện vẫn đang được xếp hạng là khu đô thị đáng sống hàng đầu tại Hà Nội nhưng chưa tạo được sức ảnh hưởng tới giá trị các bất động sản khu lân cận. Và siêu dự án khu đô thị mới Tây Hồ Tây đang triển khai cũng chưa tạo được sóng trong giao dịch. Tuyến đường chính từ cầu Nhật Tân thẳng đến sân bay quốc gia Nội Bài cũng chỉ tạo được cơn sốt nhỏ cho nhà đất đai khu vực chân cầu. Khu vui chơi giải trí nổi bật là công viên nước hoạt động theo mùa cũng chưa phải là một điểm cộng tăng giá cho bất động sản khu vực xung quanh.
Có lẽ điểm thiếu thu hút lớn nhất trong khu vực quận Tây Hồ chính là những điểm nhấn sắc nét của hệ thống hạ tầng xã hội: Trường học, bệnh viện chất lượng cao, công viên công cộng, trung tâm mua sắm – vui chơi – giải trí… để hấp dẫn những khách hàng trẻ đầy tiềm năng.
Ngoại trừ cơn sóng nhỏ do việc thông cầu Nhật Tân gây ra, khách hàng và giới đầu tư vẫn chưa thực sự đánh giá cao tiềm năng của bất động sản Tây Hồ. Sự đầu tư lan tỏa ở các khu vực mới mở rộng vùng đô thị Hà Nội ra rất xa. Nhưng một khu vực bất động sản đã có lịch sử rất lâu đời trong lòng Hà Nội vẫn đang chờ được đánh thức.
-
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
Theo kênh NHK, giới chức Nhật Bản đang cân nhắc tung ra gói hỗ trợ mới trị giá khoảng 21.900 tỷ Yen (hơn 140 tỷ USD) nhằm giảm nhẹ tác động của giá cả sinh hoạt tăng cao với người dân.
-
Nghệ thuật và Bất động sản: Sự song hành quyền lực
“Nghệ thuật đã trở thành vũ khí bí mật của những bất động sản hạng sang”, theo Forbes.
-
PGBank chuyển trụ sở về Thành Công Tower
Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, mã: PGB) vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc thuê địa điểm làm văn phòng.