Hạ tầng Long An ngày càng đồng bộ
Theo thống kê của các đơn vị nghiên cứu thị trường, vài năm trở lại đây, nguồn cung bất động sản phía Nam chủ yếu đến từ vùng phụ cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Long An.
Tuy nhiên, xét về tương quan, Long An vẫn được xem là “vùng trũng” về giá bất động sản so với các địa phương này. Ở góc độ thu hút đầu tư, điều này lại chính là yếu tố hấp dẫn các nhà phát triển bất động sản và nhà đầu tư cá nhân.
Cùng với ưu thế về giá, thì trong bối cảnh quỹ đất nội đô tại các thành phố lớn ngày càng chật hẹp, việc sở hữu quỹ đất sạch lớn, hay chính sách thu hút FDI và môi trường đầu tư cởi mở đã giúp bất động sản Long An dần khẳng định vị thế khi trở thành điểm đến được ưu tiên của giới đầu tư.
Đặc biệt, những năm qua, việc đẩy mạnh đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đã trở thành động lực lớn giúp bất động sản Long An tăng tốc, trở thành “đối trọng” phát triển kinh tế công nghiệp với Bình Dương và Đồng Nai.
Hạ tầng Long An ngày càng phát triển đồng bộ.
Với hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, việc rút ngắn khoảng cách, thời gian di chuyển từ Long An đến với TP.HCM là rất nhiều, phù hợp cho những người có nhu cầu nhà ở tại địa phương và cả những người đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM.
Hàng loạt tuyến đường trọng điểm kết nối Long An – TP. HCM – Đồng bằng sông Cửu Long được Bộ giao thông vận tải thông qua và được UBND tỉnh triển khai đồng bộ. Điều này giúp cho hệ thống giao thông trong tỉnh Long An và các vùng lân cận ngày càng được thông suốt.
Đơn cử, năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1454 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong đó quy hoạch, quốc lộ 50B kết nối TP.HCM với các tỉnh Long An và Tiền Giang. Dự án này có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 18.673 tỷ đồng.
Quốc lộ xây mới 50B có hướng tuyến trùng với tỉnh lộ 827E của Long An có tổng chiều dài 55 km, rộng 78m. Điểm đầu của dự án tại đường Phạm Hùng (huyện Bình Chánh, TP.HCM) và điểm cuối tại ngã ba Trung Lương (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Trong đó, đoạn qua địa phận Long An dài 35,5km, đoạn qua Tiền Giang hơn 14km, đoạn qua TP.HCM 5,8km. Kinh phí giải phóng mặt bằng chiếm hơn 13.800 tỷ đồng trong tổng số 18.673 tỷ đồng.
Dự án tỉnh lộ 827E/Quốc lộ 50B hoàn thành tạo trục kết nối giao thông với các tuyến Vành đai 3 TP.HCM, Vành đai 4 TP.HCM, góp phần tăng cường kết nối tới các cửa ngõ quốc tế bằng đường biển (cảng Hiệp Phước, cảng nước sâu Thị Vải - Cái Mép, cảng Long An) và đường hàng không (sân bay quốc tế Long Thành. Ngoài ra, dự án quốc lộ 50B cũng tạo quỹ đất để chỉnh trang, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, thu hút đầu tư, phát triển các khu dân cư, thương mại, dịch vụ, khu công nghiệp dọc hai bên.
Hay như Sông Vàm Cỏ liền kề hướng ra biển Đông và đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương nối liền TP.HCM với TP. Tân An (Long An) và Mỹ Tho (Tiền Giang); đường cao tốc Tân Sơn Nhất – Long An sẽ được đầu tư nối Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Long An, tạo thành một vùng liên kết vệ tinh lớn, thu hút giá trị đầu tư trong và ngoài nước.
Mới đây, đường Lương Hòa - Bình Chánh, là một phần của tuyến Mỹ Quý Tây - Lương Hòa - Bình Chánh, một trong 6 tuyến đường quan trọng của tỉnh Long An trong định hướng phát triển đến năm 2030. Đoạn thành phần qua tỉnh Long An từ sông Vàm Cỏ Đông đến TP. HCM có tổng chiều dài 6,2 km. Dự án này có chiều dài 4,5 km, lộ giới 60 m từ đường tỉnh 830 đến ranh giới huyện Bình Chánh do 2 doanh nghiệp là Prodezi Long An và Tandoland làm chủ đầu tư đã được khởi công xây dựng. Tuyến đường có tổng vốn đầu tư 1.250 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành cuối năm sau.
Liên tục đón “đại bàng”
Theo thống kê của một đơn vị nghiên cứu thị trường, so với các địa phương lân cận TP.HCM, giá nhà đất Long An vẫn giữ nhịp ổn định với giá tương đối mềm, thu hút lượng lớn nhà đầu tư dài hạn. Giá căn hộ dao động từ 20-24 triệu đồng/m2. Đất nền từ 16 -55 triệu đồng/m2. Giá nhà liền thổ Long An chỉ từ 4,5 – 8 tỷ đồng/căn. Biệt thự có giá trung bình từ 8-12 tỷ đồng/căn, biệt thự hạng sang, view sông dao động từ 18 – 40 tỷ đồng/căn.
Đây cũng là khu vực giá bất động sản ít có tình trạng tăng ảo, biên độ tăng giá dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu mua và thay đổi hạ tầng, kinh tế địa phương.
Phối cảnh KĐT La Home.
Sự phát triển đồng bộ của hệ thống hạ tầng, cùng với những lợi thế về giá đã giúp bất động sản Long An nhanh chóng trở thành “thỏi nam châm” hút các “ông lớn” bất động sản đổ về. Ngoài những cái tên quen thuộc như Tập đoàn Nam Long, Trần Anh Group, Thắng Lợi Group, Cát Tường Group… thì giai đoạn này, nhiều “đại bàng” BĐS như: Vingroup, Ecopark, MIK, Prodezi Long An cũng xuất hiện, với các dự án từ vài trăm đến cả ngàn ha. Bên cạnh đó, dự án cũng thu hút nhiều doanh nghiệp bất động sản khác tìm đến.
Trong đó, Đức Hòa và Bến Lức đang là hai thị trường được người mua nhà đất Long An quan tâm nhiều nhất. Cụ thể, lượt tìm mua nhà đất Đức Hòa dẫn đầu, vượt xa các thị trường khác và tiếp tục tăng trưởng gần 12% so với tháng trước.
Huyện Bến Lức cũng có nhu cầu tìm mua tăng 15% so với tháng trước, chủ yếu tập trung vào loại hình căn hộ và đất nền dưới 2 tỷ đồng do đây là thị trường hiếm hoi có dự án chung cư cao tầng đang mở bán.
Dự án điển hình đang được nhiều nhà quan tâm có thể kể đến như: dự án Khu đô thị LA Home, nằm trên trục đường Mỹ Quý Tây tại xã Lương Hòa, huyện Bến Lức do Prodezi Long An làm chủ đầu tư.
Được triển khai trên tổng diện tích 101,4ha, LA Home với các sản phẩm nhà phố, shophouse và biệt thự, được thừa hưởng những ưu thế vượt trội về vị trí, giao thông, tiện ích và thiết kế đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư và cư dân ngay từ khi ra mắt.
Bên cạnh đó, với việc lấy cảm hứng từ kiến trúc quy hoạch đô thị hàng đầu của nhiều quốc gia trên toàn cầu, sự xuất hiện của dự án LA Home được giới chuyên gia dự đoán sẽ giúp thị trường bất động sản Long An sớm sôi động trở lại.
Giới quan sát thị trường cho rằng, sức cầu chung của thị trường bất động sản Long An có thể khởi sắc vào gần cuối năm 2024. Đây là giai đoạn của những sản phẩm đã hoàn thiện pháp lý, dự án hoàn thiện hạ tầng và các chủ đầu tư có tiềm lực tài chính.
Theo bà Trang Bùi - Tổng giám đốc Cushman & Wakefield, trước tình trạng khan hiếm quỹ đất tại TP.HCM, xu hướng dịch chuyển dòng tiền ra các tỉnh thành lân cận là điều tất yếu. Thực tế này đã diễn ra tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu trước đó và Long An, sắp tới sẽ là địa điểm hấp dẫn tiếp theo mà các doanh nghiệp nhắm tới.
-
Gần 1.000 tỉ đồng mở rộng đường nối Long An với TP.HCM lên 30m
Khoảng 9km đường tỉnh 830C đoạn nối Long An với TP.HCM sẽ được nâng cấp, mở rộng lên 30m với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng. Dự án góp phần tăng kết nối giao thông khu vực cửa ngõ của hai địa phương.
-
Long An khởi công khu tái định cư gần 18ha tại huyện Cần Đước
Ngày 20/8 vừa qua, Công ty Nam Nam Thiên đã khởi công giai đoạn 1 Dự án khu tái định cư Nam Nam Thiên tại Ấp 3 xã Long Sơn, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
-
Huy động 8.700 tỷ đồng trái phiếu, Thái Sơn – Long An được trái chủ chấp thuận giải chấp quyền sử dụng đất dự án 267 ha ở Long An
Ngày 15/1, CTCP Thái Sơn – Long An đã tiến hành lấy ý kiến của người sở hữu trái phiếu về việc giải chấp và bổ sung tài sản bảo đảm của các trái phiếu được phát hành trong năm 2021.
-
Tỉnh “sát vách” TP.HCM vừa phê duyệt đầu tư dự án truyền tải điện quan trọng gần 1.900 tỷ đồng
Dự án Trạm biến áp 500kV Long An và đường dây đấu nối được triển khai tại xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An với tổng mức đầu tư gần 1.900 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp đạt doanh thu 1 tỷ USD tiết lộ kế hoạch đưa Việt Nam trở thành quốc gia hàng đầu khu vực về hạ tầng trí tuệ nhân tạo
Ngày 15/1 vừa qua, Tập đoàn FPT đã khởi công xây dựng trường Phổ thông Liên cấp FPT tại khu đô thị Thái Sơn Long Hậu, Cần Giuộc với tổng diện tích hơn 33.000m2.