Trong báo cáo được công bố gần đây có tiêu đề Rủi ro khí hậu ở Châu Á Thái Bình Dương: Tình trạng khẩn cấp, công ty bất động sản Cushman & Wakefield đã xem xét hiện trạng rủi ro khí hậu và những tác động đối với lĩnh vực bất động sản cũng như cách mà bất động sản làm gia tăng ô nhiễm môi trường.
Báo cáo đánh giá lần thứ 6 (AR6) của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (IPCC) được công bố vào tháng 8/2021, tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng trở nên trầm trọng. Họ mong muốn có thể giảm nhanh lượng khí thải carbon để tránh các tác động xấu tới Trái đất.
Rebecca Jinks, lãnh đạo Cushman & Wakefield tại Úc cho biết: “Điều mà AR6 đã nói với chúng tôi là các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt cũng như các quy định kèm theo và kiện tụng sẽ xảy ra sớm hơn so với dự đoán từ nhiều chuyên gia. Đó rõ ràng là một lời cảnh tỉnh”. Báo cáo chỉ ra rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu con người có thể cắt giảm lượng khí thải carbon, đạt mức trung tính carbon vào năm 2050, thì có thể ngăn chặn hiện tượng này trong một thời gian.
Theo báo cáo, môi trường xây dựng đòi hỏi khoảng 40% vật liệu khai thác trên thế giới, trong khi chất thải từ việc phá dỡ và xây dựng công trình là dòng chất thải đơn lẻ lớn nhất ở nhiều quốc gia. Xây dựng và bất động sản chịu trách nhiệm cho 39% lượng khí thải carbon toàn cầu, với lượng khí thải hoạt động chiếm tới 28%. 11% còn lại đến từ phát thải carbon, hoặc các yếu tố khác. Do đó, việc giảm lượng khí thải carbon liên quan đến ngành công nghiệp bất động sản là rất quan trọng trong suốt vòng đời của một dự án, từ khi lập kế hoạch và huy động vốn, cho đến xây dựng, đưa vào sử dụng hay phá dỡ.
Ngành công nghiệp bất động sản ở Châu Á Thái Bình Dương còn có thêm động lực để tái thiết bởi những nền kinh tế đang sử dụng lượng khí thải nhất thế giới đều nằm ở khu vực này. Chính phủ các nước trong khu vực cũng đang tiến hành giảm thiểu nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu, trong đó chú trọng tới ngành bất động sản.
Rủi ro tài chính và phi tài chính của việc biến đổi khí hậu cũng đang gia tăng mạnh, điều này thúc đẩy nhu cầu về lập kế hoạch giảm thiểu và thẩm định tính bền vững của các nhà đầu tư bất động sản. Trong khi các tòa nhà mới thường đạt hiệu suất cao hơn về các chỉ số bền vững, hầu hết các tòa nhà cũ đều không đạt được. Dù vậy, điều quan trọng là cần giảm phát thải khí carbon, qua đó mang lại cơ hội giảm phát thải tổng thể.
Alton Wong, lãnh đọa Cushman & Wakefield tại Trung Quốc nhấn mạnh: "Các quỹ hưu trí lớn đang gây áp lực lên nhiều nhà phát triển và chủ sở hữu trong việc áp dụng các nguyên tắc ESG (môi trường – xã hội – quản trị) để thu hút vốn đầu tư. Ngoài ra, chính phủ và chính quyền địa phương tại Trung Quốc cũng khuyến khích các chủ sở hữu và nhà phát triển giải quyết tính bền vững của tài sản”.
Cushman & Wakefield nhận thấy sự gia tăng đáng kể trong các yêu cầu của nhà đầu tư và chủ sở hữu về việc mong muốn nhận được hỗ trợ liên quan đến giải trình ESG vào các quy trình hiện có để đánh giá các khoản đầu tư hiện tại hoặc tương lai. Để giải quyết những thắc mắc này, công ty đã áp dụng cách tiếp cận sau để hỗ trợ khách hàng trong hành trình biến đổi khí hậu liên quan đến quản lý rủi ro tài chính và phi tài chính.
-
Tình trạng thất nghiệp phủ bóng đen lên tương lai của giới trẻ toàn cầu
Cánh cửa của thị trường lao động đóng sập lại trước mắt nhiều người trẻ tuổi trên khắp thế giới, và hậu quả của tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều năm tới.
-
Hệ lụy từ mô hình bán nhà ở hình thành trong tương lai theo kiểu 3691 tại Trung Quốc
Tình trạng “nặng nợ” của ngành bất động sản Trung Quốc phần lớn là do các nhà phát triển tại đây đi theo mô hình bán nhà ở trước khi hoàn thiện và phụ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu.
-
Một số xu hướng mới của thị trường bất động sản cao cấp
Trong vài tháng qua, thị trường bất động sản cao cấp trên toàn cầu đã dần quay trở lại quỹ đạo. Tuy nhiên, các thay đổi từ nhu cầu của khách hàng, yêu cầu thích nghi với tình trạng bình thường mới và xu hướng số hóa sẽ mang lại những xu hướng mới cho toàn ngành.
-
Myanmar muốn gia nhập BRICS, Nam Phi phủ nhận kế hoạch tạo đồng tiền chung
Trong bối cảnh BRICS (nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) mở rộng thành viên và đẩy mạnh ảnh hưởng toàn cầu, Myanmar vừa tuyên bố mong muốn trở thành thành viên của khối này....
-
Mỹ sắp đưa 140 công ty công nghệ của Trung Quốc vào danh sách hạn chế
Chính quyền Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhằm hạn chế ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Đây là lần thứ ba kể từ năm 2022, Washington triển khai các chính sách nhằm kìm hãm tham vọng công nghệ c...
-
Elon Musk hủy bỏ kế hoạch quan trọng của Tesla, “mở đường” cho VinFast?
Elon Musk vừa chính thức xác nhận Tesla sẽ không tiếp tục kế hoạch phát triển dòng xe điện giá rẻ, vốn là một trong những dự án được kỳ vọng lớn của hãng. Quyết định này có thể mở ra một cơ hội lớn cho các hãng xe khác, trong đó có VinFast của Việt N...