CafeLand – Đại dịch Covid-19 được dự đoán sẽ gây thiệt hại nặng nề cho các công ty bất động sản bán lẻ ở bên ngoài châu Âu nhưng có nhiều khoản đầu tư vào khu vực này.

Việc đóng cửa một phần hay toàn bộ các trung tâm thương mại là quyết định không sớm thì muộn của các công ty bất động sản bán lẻ có khoản đầu tư tại châu Âu.

Virus corona ngày càng bành trướng phạm vi lây nhiễm của nó, với châu Âu giờ đây đã trở thành ổ dịch mới, thay thế Trung Quốc và Hàn Quốc. Tình hình dịch bệnh nghiêm trọng đã đẩy nền kinh tế phương Tây đứng trước báo động về một sự suy thoái lớn. Nhiều lĩnh vực đã và đang hứng chịu nhiều hậu quả nặng nề, thị trường bất động sản cũng không phải ngoại lệ.

Vào hôm 16/3, một số công ty bất động sản bán lẻ niêm yết trên sàn JSE (Johannesburg Stock Exchange – sàn chứng khoán lớn nhất châu Phi) cho biết họ đang chuẩn bị kế hoạch đóng cửa các trung tâm thương mại tại châu Âu. Ngành bán lẻ tại đây đang lao đao vì dịch bệnh, buộc phải tạm dừng hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng hoặc giảm số giờ mua sắm. Một số quốc gia bao gồm Ba Lan, Tây Ban Nha và Ý yêu cầu tất cả các cửa hàng phải đóng cửa theo lệnh phong tỏa khẩn cấp.

Những quyết định này có thể sẽ gây tác động không nhỏ cho các khoản đầu tư của các công ty. Họ cùng các quỹ đầu tư tín thác bất động sản (REITS) đã dành gần như cả thập kỷ qua để đầu tư vào khu vực Trung và Đông Âu nhằm tìm kiếm lợi nhuận tốt hơn. Khu vực châu Âu tập trung tới 45% giá trị tài sản bất động sản được niêm yết của các công ty nói trên.

Nhiều trung tâm thương mại tại các quốc gia Trung và Đông Âu như Romania, Bulgaria và Ba Lan thuộc quyền sở hữu của công ty bất động sản MAS, hiện là nơi đặt cửa hàng kinh doanh của nhiều thương hiệu bán lẻ lớn nhỏ. Tuy nhiên trong một cảnh báo đưa ra vào hôm 16/3, nhiều khả năng công ty sẽ trì hoãn kế hoạch bán hàng dự kiến cho năm 2020.

Theo CEO Martin Slabbert, vài tuần qua ở Romania đã có sự hoảng loạn mua sắm khi mọi người đổ xô đi tích trữ hàng hóa. Trong khi đó tại Ba Lan, chính phủ ra lệnh cho các trung tâm thương mại và nhà bán lẻ đóng cửa ít nhất 10 ngày kể từ 14/3. Còn tại Bulgaria, các tòa nhà nơi đặt các khu mua sắm đã phải đóng cửa.

Slabbert cho biết thêm rằng MAS sẽ chấp hành các quy định được đặt ra bởi chính phủ của các quốc gia mà công ty hiện đang có khoản đầu tư.

EPP - nhà bán lẻ lớn nhất Ba Lan hôm 16/3 cho biết họ đang đàm phán với bên thuê mặt bằng cũng như các tổ chức tài chính, đồng thời làm việc cùng các nhóm khác trong ngành để cung cấp phản hồi cho chính phủ nước này. Từ đó tìm ra giải pháp để hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng.

Lighthouse Capital – chủ sở hữu của một trung tâm thương mại ở Bồ Đào Nha và một trung tâm khác tại Slovenia cho biết họ cũng đang chịu hậu quả do virus corona gây nên. Chính phủ Slovenia ra lệnh đóng cửa vô thời hạn các khu mua sắm đông người và các cửa hàng không thiết yếu.

“Bằng cách đưa ra bảng cân đối kế toán mạnh mẽ, khả năng thanh toán thấp và thanh khoản mạnh; Lighthouse Capital có khả năng điều hướng trong giai đoạn đầy thách thức này và được đặt trong vị trí tốt để mua được tài sản trong tương lai đáp ứng chiến lược đầu tư của mình”, công ty thông báo.

Quỹ tài sản Vukile cho biết họ đang chờ đợi một thông báo từ chính phủ Tây Ban Nha vào ngày 17/3 liên quan đến hỗ trợ tài chính cho các công ty và doanh nghiệp bị ảnh hưởng vì dịch bệnh. Castellana Properties – công ty con tại Tây Ban Nha với 82% vốn sở hữu bởi Vukile hiện vận hành 6 trung tâm mua sắm và 10 công viên bán lẻ trên khắp nước này.

Vào ngày 14/3, chính phủ Tây Ban Nha đã đưa ra tình trạng khẩn cấp quốc gia để đối phó với đại dịch Covid-19, ban đầu dự kiến ​​sẽ kéo dài trong 15 ngày. Một trong những yêu cầu của tình trạng này là tất cả các cửa hàng bán lẻ, ngoại trừ các hiệu thuốc, siêu thị và một số doanh nghiệp định hướng dịch vụ, đều phải đóng cửa.

“Do sự khó lường của tình hình, không thể định lượng chắc chắn mức độ, thời gian và tác động đầy đủ mà đại dịch Covid-19 có thể gây ra đối với các hoạt động bán lẻ, đặc biệt là ở Tây Ban Nha. Các nhà quản lý đang theo dõi để chủ động đối phó với các thách thức đặt ra cho người thuê và hoạt động của doanh nghiệp”, một đại diện của Vukile cho biết.

Keillen Ndlvou – người đứng đầu quỹ tài sản niêm yết Stanlib nhấn mạnh việc đóng cửa một phần hay toàn bộ các trung tâm thương mại là quyết định không sớm thì muộn của các công ty bất động sản bán lẻ có khoản đầu tư tại châu Âu.

Ngay cả khi sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 không đến mức làm đóng cửa các trung tâm thương mại, nó vẫn sẽ có ảnh hưởng đến chi phí hoạt động của các công ty sở hữu. “Chi phí điều hành có thể tăng trong ngắn hạn để chi cho các hoạt động khử trùng, y tế, .., doanh số có thể giảm khi ít người ghé thăm trung tâm mua sắm và có thể giảm giá thuê hoặc giảm vì doanh số thấp hơn”, Ndlvou cho biết.

  • Dự án bán lẻ không tăng giá thuê vì Covid-19

    Dự án bán lẻ không tăng giá thuê vì Covid-19

    CafeLand - Với tác động tiêu cực từ diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19 trong những tháng đầu năm 2020 và dự kiến kéo dài trong vài tháng tới, các dự án bán lẻ hiện đại sẽ không tăng giá thuê. Đồng thời, các chủ đầu tư có động thái hỗ trợ khách thuê duy trì hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo tỷ lệ lấp đầy của dự án.

Bảo Đình (Businesslive)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...

  • Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...

  • Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.