CafeLand - Còn loay hoay với chính sách nhằm giảm giá chung cư; Môi giới bất động sản “cõng nhau” mùa dịch nhưng sợ không được lâu; Mòn mỏi chờ dự án 'treo' ở Bình Quới - Thanh Đa... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.

Hình minh họa

Gần 1.000 khách sạn ở Đà Lạt tạm đóng cửa

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, khách du lịch tụt giảm mạnh nên hiện có khoảng gần 1.000 khách sạn và 7 khu du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt phải tạm ngừng hoạt động.

Từ đầu năm đến nay, Đà Lạt đón được 1,9 triệu lượt khách, nhưng đến thời điểm hiện nay các khách sạn lưu trú chỉ đạt công suất chỉ 6 - 7%. Theo thống kê, năm 2019 Đà Lạt thu hút hơn 6,3 triệu lượt du khách, trong đó khách quốc tế hơn 14%. Thành phố có hơn 2.130 cơ sở lưu trú, với 37 khách sạn từ ba đến năm sao, 348 khách sạn từ một đến hai sao, hơn 600 khách sạn đạt chuẩn và nhà nghỉ, 150 biệt thự du lịch, với tổng số hơn 26.000 phòng; 22 khu, điểm tham quan du lịch, 24 điểm du lịch canh nông và 20 điểm tham quan công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh...xem thêm

Môi giới bất động sản “cõng nhau” mùa dịch nhưng sợ không được lâu

Dịch bệnh bùng phát cùng các đợt giãn cách xã hội liên tục khiến cho hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bất động sản “đứng bánh”. Không ít công ty buộc phải cho nhân viên làm việc ở nhà, thậm chí tạm nghỉ việc. Nhân viên môi giới bất động sản đang tìm nhiều cách để có thể tồn tại qua mùa dịch.

Khoảng hơn 1 tháng nay, công ty không thể tổ chức các hoạt động gặp gỡ, tiếp thị với khách hàng. Đặc biệt, doanh nghiệp của anh chuyên mua môi giới các dự án đất nền ở tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An nên các đợt tập trung đưa khách đi xuống dự án như kế hoạch không thể triển khai...xem thêm

Mòn mỏi chờ dự án 'treo' ở Bình Quới - Thanh Đa

Cách đây gần 30 năm bán đảo Bình Quới - Thanh Đa đã được TP Hồ Chí Minh quy hoạch để làm dự án khu đô thị du lịch, sinh thái có diện tích 426ha, trong đó dân số đạt từ 41.000 - 50.000 người. Thế nhưng cũng chừng ấy năm thành phố quy hoạch là chừng ấy năm người dân phải khốn khổ do quy hoạch 'treo'.

Ông Bảy, một lão nông ở khu vực bình quới nay đã gần 70 tuổi, hàng ngày chạy xe máy lên khu vực bến xe Miền Đông cũ để hành nghề xe ôm cho hay, nhà ông cũng có vài công đất ruộng nhưng bán chẳng được giá, giữ chẳng xong bởi quy hoạch Dự án khu du lịch sinh thái đã “treo” lơ lửng trên đầu vài chục năm qua. Những hộ khó khăn muốn chuyển nhượng đất ruộng vườn giữa phố thị cũng chỉ dám kêu giá quanh mức 10 triệu đồng/m², song cũng ít người dám bỏ tiền mua dù từ lâu giá đất ở trong khu vực này đã lên vài chục triệu đồng/m²...xem thêm

Còn loay hoay với chính sách nhằm giảm giá chung cư

Từ năm 2020 đến nay, các dự án chung cư thương mại mới được xây dựng tại Hà Nội, TPHCM đều có giá thấp nhất từ trên 30 triệu đồng/m2 trở lên, thậm chí ngày càng tăng giá. Dường như chính sách nhằm đưa giá nhà ở thương mại xuống 20 triệu đồng/m2 của Bộ Xây dựng vẫn nằm trên giấy.

Cách đây hơn 1 năm, Bộ Xây dựng đưa ra dự thảo nghị quyết phát triển nhà ở giá thấp, dưới 20 triệu đồng/m2. Thời điểm đó, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho rằng, phân khúc nhà ở cao cấp phục vụ một số đối tượng đang trong cảnh cung vượt quá cầu. Trong khi phân khúc nhà ở giá rẻ diện tích dưới 70m2, giá dưới 20 triệu đồng/m2 phục vụ đại đa số người dân còn hạn chế, chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu người dân. Ở giai đoạn thị trường bất động sản (BĐS) vừa bị ảnh hưởng bởi COVID-19 càng cho thấy sự cần thiết phải phát triển phân khúc nhà ở giá thấp...xem thêm

Hoàng An (TH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.