Quá áp lực về trả lãi, nhiều bạn trẻ đã đi đến quyết định bán căn hộ của mình và thuê một căn hộ khác.

Sau khi kết hôn vợ chồng Quỳnh Trang dồn hết mọi vốn liếng mua được một căn chung cư một phòng ngủ, rộng 55m2 tại Hà Nội. Căn hộ có giá 2,7 tỉ đồng. Trong đó, vốn tự có là 700 triệu đồng, vay bạn bè, người thân và bố mẹ hai bên hỗ trợ khoảng 1 tỉ đồng. Còn lại vay ngân hàng.

Tổng thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng Quỳnh Trang rơi vào khoảng 40 triệu đồng. Mỗi tháng phải trả ngân hàng 15 triệu đồng, thêm vào đó là các khoản nợ bên ngoài.

“Tháng nào cũng thiếu trước hụt sau nên tháng 3 năm ngoái vợ chồng mình quyết định bán nhà. Trước đó, mình đã dành 2 tuần để tìm chỗ thuê mới nhưng không tìm được nơi ưng ý, nên thương lượng với chủ mới để thuê lại” – Trang chia sẻ.

Như vậy, thay vì mất 15 triệu mỗi tháng trả nợ, vợ chồng Quỳnh Trang chỉ phải trả 7 triệu đồng tiền thuê nhà để được sống bình yên trong căn hộ mình tự trang trí. Họ không còn nỗi lo lắng giá nhà đất lên hay xuống hay áp lực nợ nần.

Mua nhà hay thuê nhà luôn là câu hỏi của những người trẻ khi đối mặt với áp lực.

Phùng Anh (29 tuổi), chủ một căn hộ hai phòng ngủ cũng quyết định bán nhà đi thuê. Anh xác định sẽ thuê lại một căn hộ tương tự, nên ngay từ đâu khi tìm chủ mới anh đều tìm hiểu mục đích mua nhà của họ. Vì anh cho rằng sẽ có người mua nhà để ở, nhưng có người mua nhà chỉ để cho thuê hoặc đầu tư.

Căn hộ anh mua cũng tương đối gần trung tâm thành phố Hà Nội nên khi bán đi vừa tất toán với ngân hàng, vừa dư ra một khoảng để thực hiện kế hoạch mới.

“Mặc dù đã lên kế hoạch tài chính trước khi mua nhà, nhưng do nhiều yếu tố khách quan bất ngờ khiến mình không thể xoay xở, nên quyết định bán nhà. Như vậy lại hay, giờ mỗi tháng mình chỉ trả 10 triệu đồng tiền thuê nhà, thay vì 20 triệu tiền gốc và lãi” – Phùng Anh cho biết.

Nhiều người sẽ so sánh áp lực trả ngân hàng mỗi tháng nhưng chục năm nữa căn nhà đó vẫn là của mình, còn thuê thì cũng mất một số tiền lớn nhưng lại không được sở hữu. Tuy nhiên, Phùng Anh lại nghĩ khác trong suốt 10 năm, 20 năm đó, mình phải “nai lưng” kiếm tiền để trả nợ và không đoán được liệu sau đó giá nhà có lên không, nhà có kiên cố, chất lượng như ban đầu không.

Sau khi bán nhà, cô dành một khoản tiền để trả nợ, số còn lại cô gửi ngân hàng lấy lại và thuê một phòng trọ rộng rãi để ở.

Lớp trẻ ngày nay, khác xa với thế hệ xưa. Thay vì mua nhà, cơ bản họ thích ở nhà thuê hơn và đây cũng là xu hướng phù hợp với họ khi có thể thay đổi thường xuyên, xê dịch nhiều nơi. Nhu cầu bán nhà để mua nhà mới hoặc chuyển sang đi thuê nhà là rất cao, ở những đại đô thị như Hà Nội, có thể thấy rất rõ thực trạng này.

- TS.Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh chia sẻ tại Tọa đàm thường niên đánh giá triển vọng thị trường chung cư Hà Nội 2023 – 2025

Cùng quan điểm với Phùng Anh, Hoàng Minh (41 tuổi) cũng quyết định bán nhà để đi thuê vì áp lực, phần khác vì sợ nhà sẽ mất giá.

Anh và vợ mua căn hộ cách đây đã gần 15 năm. Lo ngại vì kết cấu nhà xây từ năm 2009 sẽ xuống cấp, trong khi nhà mới nối tiếp nhau mọc lên và tâm lý người mua chắc chắn tìm nhà mới.

Nếu căn hộ anh đang ở xảy ra chuyện gì, ảnh hưởng đến tính thanh khoản thì việc bán càng khó khăn. Vì vậy, nên từ cuối năm 2023 anh đã chủ trương bán nhà lấy tiền mặt cho yên tâm.

"Đến hiện tại tôi vẫn không hối hận về quyết định này. Bởi từ giữa năm 2023, lượng giao dịch nhà ở Hà Nội bắt đầu giảm và giá trung bình của nhà ở cũ trong những tháng cuối năm cho thấy đang mất giá dần” – Anh Minh cho hay.

Cũng mới bán căn hộ cách đây hai tháng, Nguyễn Hà My (27 tuổi) thừa nhận suy nghĩ "phải có nhà của riêng mình" đã ăn sâu vào tâm trí mình từ khi còn học đại học.

Năm 2021, cô mua căn nhà rộng 60m2 vào thời điểm dịch covid-19. Nhưng trong bối cảnh thị trường như hiện nay, cô đã quyết định tài sản lớn nhất của mình. Trong tháng tháng đầu tiên đăng bán không ai hỏi mua, nhiều người đòi cô giảm giá, nhưng giảm giá quá sâu nên cô không đồng ý.

Đầu tháng 12/2023, cô cũng bán được căn hộ với giá 1,9 tỉ đồng, lỗ 200 triệu đồng. Dù vậy, cô vẫn cảm thấy may mắn vì bán được với mức giá này đã là may mắn lắm rồi. Với cô, việc chuyển nhà thành tiền mặt sẽ giảm thiểu tổn thất và đây là cách chống lại rủi ro tốt nhất vào lúc này.

Chủ đề: 9X mua nhà,
  • Rao bán nhà đến lần thứ 3 vẫn không ai mua

    Rao bán nhà đến lần thứ 3 vẫn không ai mua

    Kết thúc một tuần chuyển nhà, vợ chồng anh Đình Nguyên (34 tuổi, Hà Tĩnh) mới thở phào nhẹ nhõm vì sau 3 lần rao bán, căn hộ của hai vợ chồng mới tìm được chủ.

  • 5 bí quyết giúp bán nhà nhanh chóng

    5 bí quyết giúp bán nhà nhanh chóng

    Tính thanh khoản, tâm lý thị trường đi xuống và các rào cản về tài chính khiến tốc độ bán nhà giảm xuống đáng kể sau đại dịch Covid-19. Nếu bạn cần bán gấp căn nhà của mình, dưới đây là 5 bí quyết bỏ túi mà bạn cần biết.

Bảo Minh
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.