16/01/2024 1:08 PM
Kết thúc một tuần chuyển nhà, vợ chồng anh Đình Nguyên (34 tuổi, Hà Tĩnh) mới thở phào nhẹ nhõm vì sau 3 lần rao bán, căn hộ của hai vợ chồng mới tìm được chủ.

Bốn năm trước, vợ chồng anh Nguyên đặt cọc mua một căn hộ rộng 72m2 với giá 1,7 tỉ tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đó là thành quả trong suốt 5 năm làm việc và tích góp của hai vợ chồng. Gần một nửa trong số đó, anh Nguyên vay ngân hàng trong thời gian 15 năm.

Trước khi mua căn hộ này, vợ chồng anh Nguyên đã tính toán hết mọi chi phí từ thu nhập, khoản tiền tích góp, các khoản chi tiêu cố định hàng tháng… Theo đó, thu nhập của hai vợ chồng cộng lại khoảng 35 triệu đồng, đủ để trả ngân hàng mỗi tháng gần 12 triệu đồng, còn lại vợ và con gái chi tiêu, vì anh Nguyên làm trong quân đội.

Năm đầu tiên, anh Nguyên được ngân hàng hỗ trợ lãi suất với 7,3%/năm và lên 7,5% trong năm thứ 2. Số tiền gốc và lãi vẫn trong khả năng chi trả nên không có áp lực, nhưng từ năm thứ 3 trở đi ngân hàng áp dụng lãi suất thả nổi, mỗi tháng phải thanh toán cả gốc và lãi khoảng 15 triệu đồng, trong khi thu nhập không tăng nên đuối dần. Để không bị quá hạn vay, vợ chồng anh Nguyên phải vay chỗ nọ để đập chỗ kia.

“Dù đã cắt giảm mọi thứ, nhưng khó khăn nối tiếp khó khăn, công ty vợ mình sa thải nhân viên, cắt giảm lương khiến cả hai vợ chồng chỉ nghĩ đến việc bán nhà” – anh Nguyên bộc bạch.

Cân đối lại mọi thứ, vợ chồng anh Nguyên cũng đi đến quyết định là rao bán nhà. Lần đầu tiên là vào tháng 7/2022. Tuy nhiên, thời điểm đó thị trường bất động sản có dấu hiệu chững lại, trầm lắng trong khi đầu năm diễn ra khá sôi động. Nguyên nhân chính là dòng vốn bất động sản gặp khó và lãi suất tăng khiến người mua do dự trong các quyết định đầu tư.

Mua nhà trả góp sẽ là nỗi ám ảnh nếu người mua không cân đối tài chính phù hợp - Ảnh minh họa.

“Sau khi rao bán cũng có nhiều người đến hỏi, nhưng hỏi xong để đó. Một số người ưng rồi lại đòi giảm giá quá sâu, thậm chí một vài người cọc xong cũng không thấy quay lại.

Một phần có thể căn chung cư từ lúc mua vợ chồng mình chưa đầu tư gì để sửa sang, chỉ sắm một số nội thất cần thiết. Phần khác vì tiện ích không đầy đủ. Mình chọn mua ở đây chỉ vì gần công ty vợ, gần trường con và cũng gần nơi mình công tác” – anh Nguyên chia sẻ.

Cho rằng đó là lý do chính, nên vợ chồng anh Nguyên quyết định vay người thân thêm 100 triệu đồng để sửa sang lại và tiếp tục rao bán. Tuy nhiên, lần thứ hai, lần thứ ba đăng bán căn hộ vẫn chẳng ai ngó ngàng. Trong khi, số nợ ngày càng tăng.

“Lần này mình quyết định chi thêm một khoản tiền cho nhân viên môi giới với mong muốn bán được nhanh hơn. Nhờ tệp khách hàng rộng, kinh nghiệm thị trường nên trong vòng một tuần vợ chồng mình cũng hoàn tất thủ mục bán nhà. Mặc dù giờ vợ con phải quay lại phòng trọ để sống, nhưng đổi lại không còn áp lực hàng tháng, cuộc sống cũng đầy đủ hơn” – anh Nguyên cho hay.

Căn hộ được cải tạo lại để dễ chuyển nhượng.

Theo các chuyên gia, mua nhà trả góp là giải pháp gần như bắt buộc với người lao động muốn sở hữu nhà thành phố. Họ thường trẻ, thu nhập không quá cao, trong khi đây là một khoản chi rất lớn. Để đi đến quyết định bán nhà mà trước đó là mơ ước cả đời, thì đa phần do “mất cân đối dòng tiền”.

Các chuyên gia khuyên người mua nhà trả góp vay mượn được người thân là giải pháp tốt nhất. Trong trường hợp vay ngân hàng, buộc phải tính toán kỹ vì hầu hết các dự án đều có lãi suất ưu đãi trong giai đoạn đầu nhằm bán được nhà.

Hết giai đoạn này lãi suất sẽ được "thả nổi" tùy theo biên độ và quy định của từng ngân hàng. Vì không lường hết điều này nên không ít người lao đao khi mua nhà trả góp.

Anh Trần Vũ (người sáng lập công ty nghiên cứu và khảo sát thị trường bất động sản miền Trung) cho rằng nếu là người lao động thu nhập thấp mua nhà trả góp tốt nhất nên mua nhà ở xã hội gần nơi làm việc để được chính sách ưu đãi giá và lãi suất tốt.

Đối với người mua nhà nói chung nếu chưa đủ tài chính nên thuê nhà gần nơi làm việc vẫn hiệu quả hơn mua. Trong thời gian thuê nhà, tiếp tục tiết kiệm để mua nhà tại vùng ven hoặc ngoại ô sẽ hiệu quả hơn do bất động sản luôn tăng trưởng theo thời gian, mà không bị gánh nặng trả lãi suất và tiền nợ gốc hàng tháng.

  • 6 bước người khôn ngoan luôn làm trước khi rao bán nhà

    6 bước người khôn ngoan luôn làm trước khi rao bán nhà

    Thị trường nhà ở vẫn còn chững sau hàng loạt biến động về kinh tế và thắt chặt dòng vốn, khiến giá nhà giảm hoặc đi ngang. Tuy nhiên, vẫn có một số cách giúp chủ nhà bán được nhà nhanh với giá hời.

  • Tất tay mua đất ven đô, rao bán lỗ 8 tháng không ai hỏi

    Tất tay mua đất ven đô, rao bán lỗ 8 tháng không ai hỏi

    Nắm bắt thị hiếu của khách hàng về không gian sống sinh thái sau những đợt giãn cách do Covid-19, nhiều người đã không ngại vay hàng tỷ đồng để đầu tư đất ven đô Hà Nội. Tuy nhiên, thực tế đang diễn ra khá phũ phàng khi nhiều lô đất được rao bán nửa năm trời vẫn không ai hỏi mua.

Bảo Minh
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.