Làm thế nào để bất động sản quay về giá trị thực là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Giá chung cư “ổn định”, nhưng không dễ mua hơn
Theo số liệu từ Bộ Xây dựng, quý 1/2025 ghi nhận giá căn hộ chung cư tại nhiều địa phương không còn tăng nóng như năm trước. Tuy nhiên, mặt bằng giá vẫn ở mức cao. Cụ thể, căn hộ bình dân hiện có giá dưới 45 triệu đồng/m2, phân khúc trung cấp từ 45 – 70 triệu đồng/m2, cao cấp từ 70 – 100 triệu đồng/m2 và siêu sang lên tới gần 200 triệu đồng/m2. Tại Hà Nội, giá sơ cấp hiện đạt khoảng 75 triệu đồng/m2, tăng nhẹ so với cuối năm 2024.
Với thu nhập trung bình của người dân đô thị, mức giá này khiến khả năng tiếp cận nhà ở vẫn là một thách thức không nhỏ.
Điều này đặc biệt rõ nét tại các đô thị lớn như TP.HCM hay Hà Nội, nơi phân khúc căn hộ bình dân dường như đang dần biến mất, để lại khoảng trống ngày càng lớn cho người có nhu cầu thực.
TS. Võ Trí Thành cho rằng, thay vì chạy theo mô hình tăng giá liên tục, các doanh nghiệp nên chuyển sang chiến lược phát triển bền vững, đa dạng sản phẩm và phục vụ nhu cầu thực.
Gỡ “nút thắt” để thị trường tự điều chỉnh
PGS.TS Trần Đình Thiên tin rằng, cải cách thể chế là điều kiện cần để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh. Việc tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại chính quyền địa phương sẽ tạo nền tảng cho kinh tế, trong đó có bất động sản, chuyển sang giai đoạn phát triển thực chất hơn.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Chí Thanh nhấn mạnh: “Khi pháp lý thông suốt, doanh nghiệp nhỏ có cơ hội tiếp cận đất đai, nguồn lực được phân bổ đều hơn thì thị trường sẽ điều tiết lại. Lúc đó, giá nhà mới có thể về mức hợp lý”.
Dù còn nhiều việc phải làm, các chuyên gia đều cho rằng thị trường đang đi đúng hướng với loạt cải cách mạnh mẽ. Việc gỡ vướng pháp lý, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo thêm nguồn cung nhà ở đa dạng sẽ là chìa khóa giúp giá nhà trở nên dễ chịu hơn và giấc mơ an cư không còn quá xa vời với người dân đô thị.
-
Giá nhà tăng cao tại tỉnh mới sau sáp nhập, Phó thủ tướng nói gì trước Quốc hội?
Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết sẽ có giải pháp với tình trạng giá nhà tăng cao tại các tỉnh được chọn đặt trung tâm hành chính mới sau sáp nhập.
-
Thị trường bất động sản (BĐS) đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, tác động đến chuỗi sản xuất, thị trường vốn, tín dụng, lao động... nhưng trên hết là giải quyết nhu cầu an cư của người dân. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là diễn tiến giá nhà đất thời gian qua chưa phù hợp với khả năng của người có nhu cầu.
-
Giá nhà tại Trung Quốc giảm nhanh
Giá nhà tại Trung Quốc tiếp tục giảm nhanh hơn trong tháng 4, cho thấy thị trường bất động sản vẫn là bài toán khó với các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ vẫn còn căng thẳng.








-
Hà Nội công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực nhà ở
Mới đây, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1081/QĐ-TTPVHCC về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực nhà ở thuộc chức năng quản lý nhà nước của Sở Xây dựng TP. Hà Nội....
-
Khởi công tuyến đường sắt hơn 203.000 tỷ đi qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong tháng 12/2025
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia lĩnh vực đường sắt mới đây đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra thực địa Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng tại khu vực ga Kim Sơn (thôn Yên...
-
Chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng đối với hai bệnh tỉnh tại Ninh Bình
Hai công trình bệnh viện tuyến cuối gồm cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai tại tỉnh Ninh Bình đang đứng trước cơ hội “hồi sinh” khi Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa có chỉ đạo khẩn đẩy nhanh tiến độ, đưa vào sử dụng cuối năm...