Giá nhà ngày càng cao.
Mới đây, cử tri TP.HCM đã gửi đến Bộ Xây dựng 2 kiến nghị liên quan đến vấn đề thiếu hụt nhà ở xã hội và giá nhà ngày càng cao.
Nhà ở xã hội thiếu hụt do đâu?
Cử tri kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét tham mưu Chính phủ trình Quốc hội bổ sung “Chương trình mục tiêu phát triển nhà ở xã hội” khi xem xét ban hành “Nghị quyết ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025” để có nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện tái cấp vốn, cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở.
Trả lời vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết, đến nay, trên địa bàn cả nước đã hoàn thành 249 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, quy mô xây dựng khoảng hơn 104.200 căn, với tổng diện tích hơn 5,2 triệu m2.
Hiện Chính phủ đang cho tiếp tục triển khai 264 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 219.000 căn, với tổng diện tích khoảng 10.950.000 m2.
Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, với tổng diện tích hơn 5,2 triệu m2 nhà ở xã hội đã hoàn thành xây dựng thì mới chỉ đạt được khoảng 41,7% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 (12,5 triệu m2).
Bộ này cho rằng, việc phát triển nhà ở xã hội chưa đạt yêu cầu như nêu trên do 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu.
Thứ nhất, tại một số địa phương, trong quy hoạch đô thị, khu công nghiệp chưa xác định rõ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, chưa thực hiện nghiêm quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội, hoặc có bố trí nhưng ở tại các vị trí không thuận lợi hoặc chưa giải phóng xong mặt bằng, dẫn đến thiếu quỹ đất sạch để triển khai các dự án nhà ở xã hội.
Thứ hai, do hạn chế về nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội, trong đó ngân sách bố trí cho Ngân hàng chính sách xã hội trong giai đoạn 2016-2020 đạt thấp, khoảng 2.163/9.000 tỉ đồng (chỉ đáp ứng khoảng 24% so với nhu cầu của Ngân hàng Chính sách xã hội). Nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng để cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội đến nay vẫn chưa được bố trí.
Vì vậy, nhiều dự án nhà ở xã hội không thể triển khai thực hiện do không có vốn.
Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 41 ngày 09/4/2020, trong đó giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối thêm 1.000 tỉ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội và bổ sung 2.000 tỉ đồng để cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định để thực hiện hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội.
Để sớm bố trí nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng cho biết đã có văn bản số 3103 ngày 26/6/2020 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị sớm báo cáo cơ quan có thẩm quyền bổ sung nguồn vốn hỗ trợ nêu trên để các Ngân hàng triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Tiếp đó, ngày 14/10/2020, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 4987 gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2020 và giai đoạn 2021-2025 để thực hiện chính sách nhà ở xã hội như Chính phủ đã chỉ đạo tại Nghị quyết số 41.
Tăng cung để kéo giảm giá nhà
Một kiến nghị quan trọng cũng được cử tri TP.HCM đưa ra, đó là đề xuất Bộ Xây dựng có giải pháp để kéo giảm giá nhà đáp ứng nhu cầu nhà ở rất lớn của đông đảo người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang, công nhân lao động, các gia đình trẻ và người nhập cư.
Các cử tri cho rằng, việc này vừa đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở lâu dài, vừa phát triển thị trường bất động sản theo hướng minh bạch, lành mạnh, ổn định và bền vững.
Về vấn đề này, Bộ Xây dựng cho hay, năm 2019, Bộ Xây dựng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở năm 2014 về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước có khó khăn về nhà ở, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ sung vào Chương trình trình Quốc hội xem xét, thông qua trong năm 2019.
Tuy nhiên, do Ban Tổ chức Trung ương cũng đang chủ trì xây dựng “Đề án về chính sách nhà ở đối với cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị” nên để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong nghiên cứu chính sách, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kiến nghị của Bộ Xây dựng về việc lùi thời hạn trình đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở sau khi Bộ Chính trị thông qua đề án.
Bộ Xây dựng cho biết, trong thời gian tới, trên cơ sở nội dung đề án được thông qua, Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, bổ sung chính sách nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi) theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội.
Cũng theo Bộ này, ngày 01/4/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, trong đó sửa đổi, bổ sung một số nội dung nhằm đổi mới phương thức, cơ chế chính sách tăng nguồn cung, góp phần giải quyết nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp.
Hiện nay, Bộ Xây dựng đang phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ chính sách khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp phù hợp với khả năng chi trả của đại bộ phận người dân đô thị.
Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục báo cáo đề xuất với Chính phủ các giải pháp nhằm tăng nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp góp phần kéo giảm giá nhà ở để đáp ứng nhu cầu nhà ở của đông đảo người dân.
Liên quan đến vấn đề kéo giảm giá nhà hiện nay, bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của Savills Hà Nội, cho rằng việc kéo giá nhà xuống trong điều kiện hiện nay đòi hỏi rất nhiều giải pháp từ nhiều bên.
Tuy nhiên, việc điều hành thị trường bất động sản hoạt động ổn định, bền vững tương tác cùng phát triển với nền kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hơn cả.
Theo bà Hằng, một khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, thu nhập của người dân tăng, thị trường bất động sản đa dạng về sản phẩm mua, thuê… sẽ đảm bảo cơ hội cho mọi đối tượng có nhu cầu.
“Chúng ta không cần quá lo ngại chuyện mức giá”, bà Hằng phát biểu, cho rằng thị trường đang ở giai đoạn phát triển, nhà đầu tư lớn tham gia thị trường đã có kinh nghiệm. Với mỗi vị trí và điều kiện bàn giao, khách mua có thể tính được giá hợp lý là bao nhiêu.
Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, cũng cùng nhận định, cho rằng giá nhà đất phụ thuộc vào các tác nhân của thị trường, cung và cầu đều có các chức năng riêng. Vì vậy, không cần thiết phải có cách nào để kéo giá của bất động sản xuống.
Theo chuyên gia này, giá cả hàng hóa phụ thuộc vào nhu cầu, và nhu cầu đang tăng. Sự tăng trưởng này không ở mức nguy hiểm hay mất kiểm soát, mà hoàn toàn trong vùng an toàn.
-
Bất chấp giá cả tăng vọt, người dân trên toàn thế giới điên cuồng lùng mua nhà
CafeLand - Từ New Zealand đến Mỹ, Đức, Trung Quốc và Peru, một hiện tượng đã xảy ra: giá nhà tăng chóng mặt, và nhiều người điên cuồng đi mua nhà vì sợ không còn cơ hội.
-
Tin vui cho người lao động thu nhập thấp tại Hà Nội
UBND Hà Nội vừa phê duyệt cập nhật danh mục 72 dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị (đợt 4). Trong đó, thành phố bổ sung thêm 8 dự án nhà ở xã hội, tương đương gần 1.600 căn.
-
145.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội không tính vào room tín dụng
Ngân hàng Nhà nước vừa chỉ đạo 9 ngân hàng triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội với hạn mức 145.000 tỷ, không tính vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm và áp dụng đến năm 2030.
-
Xác nhận thu nhập cho lao động tự do muốn mua nhà ở xã hội thế nào?
Tôi là lao động tự do nên không có hợp đồng lao động. Khi tôi ra xã xác nhận điều kiện về thu nhập để đăng ký mua nhà ở xã hội thì xã không xác nhận với lý do, không có cơ sở để chứng minh thu nhập của tôi....