Bãi bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sẽ giúp quản lý thị trường bất động sản chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Ảnh minh hoạ: VP
Đây không chỉ là vấn đề kỹ thuật lập pháp, mà còn là phép thử cho cam kết cải cách môi trường kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và Nghị quyết 57 về chuyển đổi số vừa chính thức có hiệu lực.
Nhiều ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp cho rằng, quy định này đang là một "nút thắt" vô hình nhưng rất thực tế, khiến không ít dự án bị chậm tiến độ hoặc bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết trung bình một dự án nhà ở thương mại tại đô thị lớn phải trải qua 7 đến 9 thủ tục hành chính kéo dài từ 3 đến 5 năm trước khi được cấp phép xây dựng. Trong đó, thủ tục xin chủ trương đầu tư luôn chiếm phần lớn thời gian và là khâu khó lường nhất.
Một doanh nghiệp sản xuất tại Đồng Nai đã từng phản ánh rằng, dù đã có đất trong khu công nghiệp, hồ sơ dự án đầu tư bài bản, năng lực tài chính rõ ràng, nhưng vẫn mất hơn 10 tháng chỉ để hoàn tất bước chấp thuận chủ trương đầu tư từ cấp tỉnh. Trong thời gian đó, họ đã để vuột mất hợp đồng cung cấp linh kiện với một đối tác Nhật Bản vì không kịp đưa nhà máy vào vận hành đúng tiến độ cam kết.
Ở cấp địa phương, nhiều đại biểu HĐND và Sở Kế hoạch & Đầu tư cũng xác nhận rằng, không ít dự án quy mô nhỏ, không sử dụng đất trực tiếp, không xin ưu đãi nhà nước nhưng vẫn phải "xếp hàng" qua cửa chủ trương, trong khi đáng ra có thể được phân cấp hoặc chuyển sang hậu kiểm. Số liệu thống kê từ Văn phòng Chính phủ cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng 5.000 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài phải thực hiện bước xin chủ trương đầu tư, trong đó ước tính hơn 40% là các dự án không thuộc loại hình rủi ro cao.
Tuy nhiên, luồng quan điểm đối lập cũng không hề yếu thế. Nhiều bộ, ngành, đặc biệt là khối cơ quan từ ngành Kế hoạch và Đầu tư (cũ) vẫn tỏ ra thận trọng.
Lý do chính là e ngại việc bãi bỏ thủ tục này sẽ dẫn tới tình trạng buông lỏng quản lý, nhất là trong các lĩnh vực có liên quan đến quy hoạch, sử dụng đất đai, hạ tầng kỹ thuật, môi trường hoặc quốc phòng an ninh. Có ý kiến cho rằng, nếu không có bước kiểm soát tiền kiểm thông qua chủ trương đầu tư, có thể sẽ dẫn đến việc các dự án "đặt gạch" tràn lan, phá vỡ định hướng phát triển bền vững của từng địa phương.
Một số địa phương miền núi hoặc vùng ven biển cũng đề xuất giữ lại quy trình này như một công cụ để sàng lọc và định hướng thu hút đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh năng lực quản lý và hệ thống dữ liệu chưa thực sự đồng bộ. Họ lập luận rằng, việc phân cấp ồ ạt mà không có sự kiểm soát trung gian có thể dẫn đến rủi ro lạm dụng hoặc phê duyệt tràn lan, thiếu gắn kết với quy hoạch vùng.
Tuy vậy, điều đáng chú ý là cuộc tranh luận này diễn ra khi cả hai Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị vừa mới ban hành – Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân và Nghị quyết 57 về chuyển đổi số – đều hướng tới việc cắt giảm thủ tục, giảm tầng nấc, đồng thời xây dựng các cơ chế giám sát minh bạch hơn, công khai hơn và hiện đại hơn.
Do "vừa ra lò" nên cả Chính phủ và Quốc hội đều đang cấp tốc xây dựng Chương trình hành động của hai khối lập pháp và hành pháp để hưởng ứng, song chính các câu chữ từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng đã hé lộ các giải pháp có thể trấn an các băn khoăn của việc thay đổi nhận thức và hành vi từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Cụ thể, Nghị quyết 68 yêu cầu phải mạnh dạn loại bỏ các "giấy phép con" trá hình và tái cấu trúc thể chế theo hướng đối xử bình đẳng giữa nhà đầu tư trong và ngoài nhà nước, giữa các loại hình doanh nghiệp. Điều này đặt ra yêu cầu cao về chuyển từ mô hình tiền kiểm sang hậu kiểm, nhưng phải đi kèm với hệ thống dữ liệu quốc gia về đầu tư minh bạch và dễ giám sát.
Trong khi đó, Nghị quyết 57 đưa ra mục tiêu toàn bộ quy trình đầu tư phải được số hóa, liên thông và giám sát được trên nền tảng dữ liệu thời gian thực. Nếu thực hiện đầy đủ các yêu cầu này, bản thân dữ liệu và công nghệ sẽ trở thành "bộ lọc" hữu hiệu để cảnh báo rủi ro, phát hiện bất thường mà không cần thiết phải giữ lại các khâu trung gian mang tính hình thức như thủ tục chủ trương đầu tư đối với những dự án không thuộc diện nhạy cảm.
Điều này cho thấy, việc bãi bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư không có nghĩa là "buông tay quản lý", mà là chuyển sang một cách quản lý hiện đại hơn, công bằng hơn và ít tốn kém thời gian hơn cho cả nhà nước và doanh nghiệp.
Nói cách khác, nếu thể chế được điều chỉnh đồng bộ, dữ liệu được mở và liên thông, trách nhiệm được phân rõ và xử lý nghiêm minh, thì lợi ích từ việc cắt bỏ thủ tục này sẽ vượt trội so với những rủi ro có thể phát sinh.
Câu hỏi "ai hưởng lợi?" cũng sẽ có câu trả lời rõ ràng hơn: doanh nghiệp sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí; người dân sẽ được tiếp cận các dịch vụ, sản phẩm nhanh hơn; Nhà nước sẽ giảm gánh nặng thủ tục, tập trung vào quản lý chất lượng; còn hệ thống công chức – nếu vận hành đúng với tinh thần phục vụ – cũng sẽ trở nên minh bạch hơn, chuyên nghiệp hơn, và bớt đi những "kẽ hở quyền lực" không cần thiết.
Vì thế, thay vì tranh cãi mãi giữa "giữ hay bỏ", có lẽ điều cần làm là quyết tâm thực hiện cho được những gì mà hai nghị quyết của Bộ Chính trị đã đề ra.
Bởi lẽ, cải cách thể chế không chỉ là chuyện của một vài thủ tục – mà là phép thử niềm tin vào một nhà nước kiến tạo, vào doanh nghiệp tử tế, và vào một mô hình phát triển hiện đại, bền vững hơn.
-
TP.HCM loại bỏ thủ tục kiểm tra hiện trạng khi cấp giấy chứng nhận nhà đất
Theo quy định mới, Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM và các chi nhánh trực thuộc tại TP Thủ Đức, quận, huyện không còn thực hiện kiểm tra hiện trạng nhà ở hoặc công trình xây dựng khi giải quyết thủ tục chứng nhận tài sản gắn liền với đất.
-
Loại bỏ thủ tục rườm rà, nhiêu khê mới có thể "kéo giảm" giá nhà tại TPHCM
Một trong những nguyên nhân khiến giá nhà tại TPHCM chưa thể giảm được chính là việc doanh nghiệp địa ốc gặp nhiều vướng mắc khi đáp ứng các thủ tục rườm rà, nhiêu khê.
-
Bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai có gì mới?
Bắt đầu từ 30/8/2014, Bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai sẽ bắt đầu có hiệu lực. Bộ thủ tục đã được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa Luật Đất đai sửa đổi và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực này.







-
Giá đất như thế nào là đúng?
Luật Đất đai 2024 đã đi vào cuộc sống với nhiều thay đổi, từ góc độ thực tiễn đến học thuật theo quan điểm phát triển. Tuy nhiên, luật vẫn cần tiếp tục được hoàn thiện, ít nhất là về khung giá đất và quản lý giá....
-
Hà Nội sắp có thêm khu đô thị 143 ha
UBND TP. Hà Nội chính thức phê duyệt quy hoạch chi tiết cho một khu đô thị mới quy mô tới 143 ha, trải dài trên địa bàn các phường Thượng Cát, Tây Tựu và xã Ô Diên.
-
Bắc Ninh kêu gọi đầu tư hơn 4.200 căn nhà ở xã hội, trị giá gần 5.400 tỷ đồng
Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh mời đầu tư 5 dự án nhà ở xã hội (NOXH) với tổng vốn gần 5.400 tỷ đồng, hơn 4.200 căn hộ, trải rộng trên nhiều địa bàn tiềm năng như Bắc Giang, Tiên Du, Đại Phúc và Phương Liễn....