Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã có thông báo kêu gọi đầu tư dự án nhà máy xử lý rác Côn Đảo tại huyện Côn Đảo.
Theo đó, vị trí thực hiện dự án nằm ở khu vực Bến Đầm, với diện tích 1,92ha; có công suất thiết kế 36 tấn rác/ngày (dự trữ nâng công suất lên 66,23 tấn rác/ngày). Đây là khu đất thuộc khoảnh 1, tiểu khu 58, phân khu phục hồi sinh thái Vườn quốc gia Côn Đảo.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu dự án phải ưu tiên áp dụng dây chuyền công nghệ có nguồn gốc, xuất xứ thuộc các nước phát triển như G7, EU; có cam kết hoặc xác nhận công nghệ của bên sở hữu công nghệ hoặc bên cung cấp chuyển giao công nghệ.
Với các yêu cầu này, việc đặt nhà máy xử lý rác Côn Đảo ở vị trí nêu trên không tác động nhiều đến môi trường, hệ sinh thái của Côn Đảo.
Bà Rịa - Vũng Tàu kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý rác thải Côn Đảo
Trước đó, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà máy xử lý rác Côn Đảo, với hình thức lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, không thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Côn Đảo đang tồn đọng khoảng 100.000 tấn rác tại nhà máy xử lý rác thải nằm ở khu Bãi Nhát, dù đã được một doanh nghiệp liên danh đầu tư nhà máy đốt tại chỗ bằng giải pháp công nghệ. Tuy nhiên, do liên danh này gặp khó khăn về tài chính nên nhà máy này vẫn chưa hoạt động được
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Côn Đảo đã nhiều lần mời phía liên danh đến họp giải quyết các vấn đề liên quan về việc vận hành nhà máy; thanh lý hợp đồng xử lý rác thải và thống nhất biện pháp khắc phục việc chậm trễ đốt rác nhưng đơn vị này vẫn không tham dự.
Đầu tháng 2/2025, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Côn Đảo đã có thông báo gửi liên danh cùng các đơn vị liên quan, trong đó nêu rõ, theo hợp đồng nếu liên danh không thực hiện đúng thì phải tự tháo dỡ công trình nhà máy xử lý rác đã xây dựng và không yêu cầu bất kỳ khoản bồi thường nào.
-
Thủ tướng nhấn mạnh, TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu phải chuẩn bị tốt công tác sắp xếp địa giới hành chính, làm tốt công tác tư tưởng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, bỏ cấp huyện.
-
So sánh giá đất TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu: Chênh nhau 10 lần
TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu là ba khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam, mỗi nơi có đặc thù riêng về giá đất và tiềm năng phát triển. Dựa trên bảng giá đất chính thức được công bố bởi UBND các địa phương, dưới đây là sự so sánh chi tiết về giá đất tại ba khu vực này.
-
Theo bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Tổng Giám đốc Công ty Cơ điện lạnh (REE), việc khó khăn nhất hiện nay là quy trình cấp phép. REE có dự án xử lý rác, tận dụng nhiệt để phát điện ở một số địa phương, nhưng 3 năm vẫn chưa thông qua được.

-
Vài ngày trước sáp nhập, tỉnh này công bố thu ngân sách gần 48.000 tỷ đồng chỉ trong nửa năm
Đây là tín hiệu kinh tế tích cực của địa phương.
-
Toàn cảnh vụ cho bạn mượn 55 bộ hồ sơ đất đai, bạn đem đi lừa đảo, chiếm đoạt 181 tỷ đồng
Một chuyên viên đất đai tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã cho bạn mượn 55 bộ hồ sơ đất đai, vô tình tiếp tay để bạn làm giả tài liệu, hợp thức hóa 25,5ha đất công thành tư, rồi lừa bán.
-
Kế hoạch đầu tư cao tốc Hồ Tràm - Long Thành mà Bà Rịa - Vũng Tàu vừa công bố có gì đặc biệt?
Cao tốc Hồ Tràm - sân bay Long Thành được đầu tư với quy mô 4-6 làn xe, vận tốc thiết kế 100-120km/h bằng hình thức đối tác công tư. Tuyến cao tốc này có điểm đầu tại nút giao với đường Vành đai 4 TP.HCM và đường ĐT991 (Phú Mỹ), điểm cuối tại nút gia...