Theo nghiên cứu mới nhất của CBRE, các văn phòng tại APAC vẫn là loại tài sản bền vững và mang lại cơ hội đầu tư hấp dẫn bất chấp tâm lý thị trường yếu hơn. Văn phòng chiếm thị phần đầu tư lớn nhất so với các ngành khác. Khoảng 63 tỷ USD đã được đầu tư vào các văn phòng khu vực trong năm 2022, chỉ thấp hơn 3,8% so với mức trước đại dịch vào năm 2019.
APAC cũng là điểm sáng duy nhất trong bối cảnh các thị trường văn phòng trên toàn cầu rơi vào trầm lắng do xu hướng làm việc từ xa. Giá thuê trên toàn khu vực đã bước vào giai đoạn đầu của quá trình phục hồi hình chữ L, với mức chạm đáy chậm nhất sẽ kết thúc vào năm 2024 và 2025. Seoul và hầu hết các thành phố lớn tại Úc đều được dự báo sẽ tiếp tục chu kỳ cho thuê tăng trong ba năm tới.
CBRE kỳ vọng nhu cầu văn phòng trong dài hạn sẽ rất lạc quan nhờ vào sự phát triển của các ngành dịch vụ. Theo đó, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của khối dịch vụ tại các thị trường đang phát triển sẽ ở mức 4-8% trong vòng 5 năm tới, cao hơn so với 3-6% trong giai đoạn 2018 – 2022, trong đó, các nước ASEAN và Ấn Độ giữ vai trò là những động lực chính.
APAC cũng đang dẫn đầu về tỷ lệ người lao động quay trở lại văn phòng, với 85% làm việc tại văn phòng ít nhất ba ngày một tuần, một điều kiện rất thuận lợi cho sự phục hồi và tăng trưởng của thị trường cho thuê.
Đồng thời, việc điều chỉnh giá thuê và lợi suất tăng hơn nữa sẽ hấp dẫn thêm các nhà đầu tư. Trong khi đó, doanh số bán đất thương mại tại một số thị trường khu vực có dấu hiệu chậm lại, đồng nghĩa với việc nguồn cung văn phòng sẽ giảm trong thời gian tới, giúp hạ nhiệt mức độ cạnh tranh và tăng tỷ lệ lấp đầy cũng như giá thuê.
CBRE cho biết, khi các nhà đầu tư áp dụng các chiến lược chấp nhận rủi ro hơn để vượt lên trên môi trường kinh tế ngày càng bất ổn, việc đa dạng hóa nguồn vốn sang các bất động sản tại APAC sẽ giúp họ có thể đạt được lợi nhuận ổn định hơn.
-
Thị trường văn phòng toàn cầu lao đao
Hàng loạt doanh nghiệp thu hẹp quy mô khi kinh tế khó khăn và người lao động chuyển sang làm việc linh hoạt khiến bất động sản văn phòng tại nhiều thành phố cửa ngõ trên thế giới, từng được coi là một trong những tài sản đầu tư tốt nhất, đối mặt với một tương lai xám xịt.
-
Thị trường văn phòng Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng offshoring
Việt Nam được đánh giá là thị trường gia công tốt thứ 7 toàn cầu. Theo Statista, doanh thu thị trường offshoring của nước ta dự kiến đạt 0,84 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2024 – 2028 là 8,78%....
-
Thị trường văn phòng Việt đang bắt kịp với văn phòng quốc tế như thế nào?
Tiệm cận với các xu hướng quốc tế là điều phổ biến và tất yếu đối với các dự án bất động sản Việt Nam, đặc biệt là phân khúc văn phòng hạng A.
-
“Ngày tàn” của mô hình kinh tế chia sẻ đã điểm?
Tình hình kinh doanh ảm đạm kéo dài và nộp đơn xin bảo hộ phá sản của những tên tuổi lớn trong ngành bất động sản theo đuổi mô hình kinh tế chia sẻ, như WeWork và Airbnb, dường như đang báo hiệu giai đoạn suy tàn của một mô hình từng được kỳ vọng sẽ ...