Thông tin được đưa ra tại cuộc họp kinh tế - xã hội TP.HCM ngày 27/2, theo đó dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm, một trong những tuyến rạch ô nhiễm nghiêm trọng nhất TP.HCM, dự kiến sẽ khởi công trước ngày 30/4/2025
Dự án này có tổng vốn đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng. Phần lớn kinh phí, khoảng 14.000 tỷ đồng, được dành cho công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng.
Rạch Xuyên Tâm dài gần 9 km, chảy qua quận Bình Thạnh và quận Gò Vấp. Dự án cải tạo bao gồm nạo vét sâu 3,5 m, mở rộng lòng rạch từ 20-30 m, xây dựng hệ thống thu gom nước thải và nước mưa, cùng với việc phát triển đường dọc hai bên bờ rộng 6 m, vỉa hè 3-4 m, công viên và cây xanh.
Dự án được chia thành ba gói thầu chính: XL-01, XL-02 và XL-03. Gói thầu XL-03, dài 1.300 m, đi qua phường 5 (quận Gò Vấp) và phường 13 (quận Bình Thạnh), sẽ được khởi công đầu tiên vào tháng 4. Hiện tại, quận Gò Vấp đã bàn giao 800 m (đạt 61,54%) và quận Bình Thạnh đã bàn giao 1.140 m (đạt 87,69%) mặt bằng cho gói thầu này. Dự kiến, công tác giải phóng mặt bằng sẽ hoàn tất vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4, đảm bảo tiến độ khởi công.
Hai gói thầu còn lại, XL-01 (từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến cầu Bùi Đình Túy) và XL-02 (từ cầu Bùi Đình Túy đến đường Lương Ngọc Quyến), đang trong quá trình hoàn tất thủ tục chi trả bồi thường và bàn giao mặt bằng. Dự kiến, việc triển khai sẽ bắt đầu từ tháng 7, hoàn thành trong tháng 8 và khởi công trước ngày 2/9.
Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2028, góp phần cải thiện môi trường, giảm ngập úng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực.
Dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm tại TP.HCM sẽ ảnh hưởng đến tổng cộng 2.215 hộ dân cần giải tỏa. Cụ thể quận Bình Thạnh có 2.077 trường hợp bị ảnh hưởng, trong đó 1.253 hộ phải giải tỏa toàn bộ và 824 hộ giải tỏa một phần. Quận Gò Vấp có 138 trường hợp bị ảnh hưởng, với 40 hộ phải di dời hoàn toàn.
Tổng diện tích đất thu hồi cho dự án là 19,8 ha, bao gồm 17,3 ha tại quận Bình Thạnh và 2,5 ha tại quận Gò Vấp.
Từ năm 1993 đến nay, TP.HCM đã di dời hơn 44.300 căn nhà ven sông, kênh, rạch, góp phần thay đổi diện mạo đô thị tại nhiều tuyến kênh như Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tàu Hủ - Bến Nghé, Tân Hóa - Lò Gốm. Tuy nhiên, so với giai đoạn 1993-2005, các kế hoạch di dời sau này liên tục không đạt mục tiêu do thiếu vốn và khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.
Theo kế hoạch, đến năm 2030 thành phố sẽ phải cơ bản di dời, bố trí tái định cư toàn bộ cho khoảng 46.452 căn hộ trên và ven sông, kênh, rạch.
Dự kiến, tổng kinh phí cho việc di dời và giải phóng mặt bằng lên đến hơn 221.000 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, thành phố ước tính thu về khoảng 164.111 tỷ đồng từ việc khai thác quỹ đất dọc các tuyến kênh rạch này.
Cụ thể, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ đủ điều kiện dự kiến khoảng 130.680 tỷ đồng. Đối với những hộ không đủ điều kiện, thành phố sẽ xây dựng nhà ở xã hội với kinh phí ước tính gần 10.700 tỷ đồng. Ngoài ra, việc đầu tư hạ tầng, nạo vét và cải tạo các tuyến sông, kênh rạch cần khoảng 80.000 tỷ đồng.
Sau khi di dời, quỹ đất dọc sông, kênh rạch sẽ được đấu thầu hoặc đấu giá để thực hiện các dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng sống cho người dân. Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ hoàn thành việc di dời và bố trí tái định cư cho toàn bộ người dân sống trên và ven sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố.
-
TP.HCM dự kiến thu 164.111 tỷ đồng từ quỹ đất dọc kênh rạch sau khi cải tạo
Sau khi di dời gần 40.000 căn nhà ven kênh rạch, TP.HCM dự kiến sẽ thu về khoảng 164.111 tỷ đồng từ việc khai thác quỹ đất dọc hai bên các kênh rạch.
-
TP. HCM chốt kế hoạch di dời gần 46.500 căn nhà trên, ven kênh rạch
Phấn đấu và quyết tâm đến năm 2030 phải cơ bản di dời, bố trí tái định cư toàn bộ cho khoảng 46.452 căn hộ trên và ven sông, kênh, rạch trên địa bàn TP.HCM.
-
Nỗi lo nhà ven kênh rạch ở TP.HCM
Không chỉ gây ảnh hưởng môi trường, mất cảnh quan đô thị, hàng ngàn căn nhà tạm bợ ven kênh rạch ở TP.HCM còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đáng lo ngại. Vụ hỏa hoạn mới đây thiêu rụi nhiều căn nhà ven kênh Tàu Hũ (quận 8) là một lời cảnh tỉnh.








-
Bất động sản Cần Giờ không dành cho nhà đầu tư “lướt sóng”
Cần Giờ – huyện đảo duy nhất của TP.HCM đang bước vào giai đoạn chuyển mình quan trọng. Từ một vùng ven biển biệt lập, bất động sản ở địa phương này đang thu hút sự chú ý đặc biệt nhờ loạt siêu dự án đô thị lấn biển và cảng trung chuyển quốc tế có tổ...
-
Cầu Rạch Miễu 2 tăng tốc “về đích”, sẽ khánh thành vào dịp đặc biệt
Dự án cầu Rạch Miễu 2 đã vượt mốc 86% tiến độ tổng thể, với phần cầu chính hoàn thành hợp long và đang thi công nước rút để sẵn sàng khánh thành đúng ngày 19/8.
-
Huyện Nhà Bè sắp xây dựng thêm 4 cây cầu mới hơn 12.500 tỷ đồng
Theo thông tin từ Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông), thành phố đang xúc tiến các bước chuẩn bị đầu tư 4 cây cầu trọng điểm tại huyện Nhà Bè. Tổng mức đầu tư cho các dự án này ước tính khoảng 12.500 tỷ...