Số liệu trên vừa được ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM đưa ra tại buổi lễ Tổng kết hoạt động ngành ngân hàng trên địa bàn TP.HCM năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 ngày 7/1.
9,6 tỷ USD kiều hối về TP.HCM trong năm 2024
Theo ông Lệnh, trong số kiều hối trên, kiều hối về TP.HCM thông qua các công ty kiều hối chiếm khoảng 74,2% tổng lượng kiều hối chuyển về trên địa bàn, chuyển qua các tổ chức tín dụng chỉ đạt 25,8%.
Thống kê cho thấy kiều hối về TP.HCM từ khu vực châu Á vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, lên đến 53,8% tổng lượng kiều hối chảy về địa bàn thành phố, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, kiều hối chuyển về từ châu Đại Dương tăng 20%, châu Mỹ tăng 4,4% nhưng châu Âu giảm 19,1% so với cùng kỳ.
Theo ông Lệnh, lượng kiều hối về TP.HCM luôn tăng trưởng qua các năm và chiếm tỷ trọng trên dưới 55% tổng lượng kiều hối của cả nước Việt Nam trong 3 năm trở lại đây.
Theo số liệu của Cục Thống kê TP.HCM, từ ngày 1/1-30/11/2024, tổng vốn FDI đầu tư vào TP.HCM đạt 2,28 tỷ USD. Như vậy, kiều hối về TP.HCM gấp hơn 4 lần vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố.
Trước đó, UBND TP.HCM đã có quyết định phê duyệt Đề án Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM từ nay đến năm 2030.
Đề án nêu các chính sách để thu hút và phát huy nguồn lực kiều hối, như định hướng nguồn kiều hối tham gia vào thị trường tài chính (thị trường chứng khoán, cổ phiếu...), từ đó hình thành kênh dẫn vốn từ người nhận kiều hối với mục đích tiết kiệm đến người kinh doanh.
Hỗ trợ chuyển vốn từ người không có cơ hội đầu tư sinh lợi đến những người có cơ hội đầu tư sinh lợi. Định hướng huy động nguồn kiều hối vào kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, bán các tài sản công…
Đồng thời hỗ trợ kết nối các tổ chức tài chính, công ty kiều hối nhằm đa dạng hình thức chuyển tiền tại các thị trường tiềm năng lớn, các nước có đông người Việt Nam lao động, sinh sống, kết hợp mở rộng dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài chuyển kiều hối về Việt Nam.
TP.HCM cũng sẽ đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét cho phép người nước ngoài có gốc Việt Nam không cư trú ở Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng được mở tài khoản, được lựa chọn giữ tiền gửi bằng ngoại tệ hoặc bằng Việt Nam đồng được chuyển gốc và lãi bằng ngoại tệ đã chọn.
Các tổ chức tài chính, công ty kiều hối trên địa bàn T.PHCM cũng sẽ nghiên cứu đề xuất xây dựng 3 sản phẩm “tài khoản song song”, một trong các tài khoản được dùng để gửi tiền về cho gia đình tại thành phố và người thân của họ tại thành phố được toàn quyền sử dụng tài khoản đó. Tài khoản thứ hai chỉ người Việt Nam ở nước ngoài mới có thể truy cập và có thể được sử dụng để tích lũy tiền cho đầu tư sau này.
TPHCM cũng đưa ra giải pháp hình thành các quỹ sản xuất từ dòng kiều hối như: quỹ kiều hối bất động sản, quỹ kiều hối hỗ trợ cho sản xuất vừa và nhỏ, quỹ đầu tư người Việt Nam ở nước ngoài... để hỗ trợ các nhà đầu tư người Việt từ nước ngoài quay về lập nghiệp, kinh doanh trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về khuyến khích kiều hối.
Đề xuất phát hành trái phiếu với thời hạn 5 năm hoặc 10 năm nhằm thu hút nguồn kiều hối tham gia đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế.
-
Dòng kiều hối sẽ đổ vào phân khúc bất động sản nào thời gian tới?
Với các quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở đối với Việt kiều, lượng kiều hồi, ước tính hàng tỷ USD mỗi năm được kỳ vọng sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản thời gian tới. Trong bối cảnh hiện nay, nguồn tiền này sẽ đổ vào phân khúc nào là vấn đề mà nhiều nhà đầu tư quan tâm.








-
TIN VUI cho người dân TP.HCM: Bảo tàng sống 150 năm tuổi, điểm đến của gần 2 triệu người mỗi năm
TP.HCM vừa chính thức sửa đổi quyết định cho thuê đất đối với Thảo Cầm Viên – một trong những biểu tượng xanh lâu đời của thành phố. Động thái này không chỉ điều chỉnh phương án sử dụng đất mà còn giúp gỡ khó cho doanh nghiệp vốn đang gánh khoản nợ t...
-
Thị trường bất động sản đã chuyển biến tích cực
Thị trường bất động sản từ cuối năm 2024, đặc biệt là đầu năm 2025, đã có sự phục hồi và phát triển sau khi Quốc hội và Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách để tháo gỡ khó khăn, các Luật liên quan đến thị trường bất động sản có hiệu lực....
-
Celadon City: Khu đô thị tích hợp năng động và bền vững
Đủ đầy, thuận tiện, năng động, hiện đại nhưng vẫn gắn liền với dòng chảy thiên nhiên nguyên bản. Tất cả tạo nên một khu đô thị tích hợp Celadon City sôi động giao hòa nhịp nhàng trong không gian sinh thái được quy hoạch chỉn chu và bền vững....