1. Hạn chế chuyển tiền đi khắp nơi
Mua nhà cần một khoản tiền tương đối lớn để mua đứt hoặc trả trước khoản thế chấp, do đó, tài chính là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đặc biệt, nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng bạn nên tránh mua một tài sản giá trị quá lớn hoặc thậm chí chuyển một số lượng lớn tiền mặt trong khoảng ba đến sáu tháng trước khi mua nhà. Những rủi ro như vậy là không nên, vì chúng có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc mua nhà nếu xảy ra vấn đề tài chính không mong muốn. Bạn cũng sẽ khó tiếp cận những khoản vay thế chấp phù hợp nhất nếu chi tiêu không hợp lý. Những ngân hàng cho vay thường ưu tiên những người đi vay đáng tin cậy. Ngược lại, nếu bạn tích lũy quá nhiều nợ, ngân hàng thường sẽ cung cấp ít ưu đãi hơn khi bạn muốn vay mua nhà.
2. Xác định rõ ranh giới bất động sản
Một trong những “cái bẫy” nguy hiểm nhất đối với người mua nhà mặt đất hay đất nền đó là khi người bán mập mờ về diện tích thực của bất động sản. Vị trí của hàng rào hay bờ tường không chắc chắn là điểm đầu hay điểm cuối của bất động sản đó. Vì vậy, điều quan trọng là phải xác định diện tích thực của tài sản trước khi thực hiện giao dịch. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi các rắc rối pháp lý về sau với hàng xóm. Ngoài ra, việc xác định rõ diện tích thực cũng sẽ ảnh hưởng đến mức thuế bất động sản mà bạn phải nộp.
3. “Món hời” không dành cho những người thiếu quyết đoán
Các cơ hội mua bán bất động sản không chờ đợi những người thiếu quyết đoán. Tuy nhiên, đừng khiến bản thân chịu quá nhiều áp lực khi cố gắng theo đuổi các xu hướng trên thị trường.
Mặc dù có rất nhiều xu hướng và chu kỳ trong thị trường bất động sản, nhưng bạn cần lưu ý rằng thực tế chúng ta không thể dự đoán được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế bất ổn. Do đó, hãy đơn giản hóa mọi vấn đề. Thời điểm tốt nhất để mua nhà là khi bạn tìm được một căn nhà phù hợp với tiêu chí của mình và bạn có đủ khả năng để mua nó.
Quan trọng là, cơ hội chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và nếu bạn cứ mãi do dự, bạn sẽ đánh mất “món hời” đó. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy một bất động sản tiềm năng ở mức giá phù hợp, hãy mua nó.
4. Lớn hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn
Mọi người đều bị thu hút bởi ngôi nhà lớn nhất, đẹp nhất trong khu vực. Tuy nhiên, cần lưu ý là nhà ở lớn hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn. Đừng mua ngôi nhà lớn nhất và tốt nhất trong khu vực. Căn nhà lớn nhất chỉ thu hút một lượng rất nhỏ khách hàng tiềm năng và bạn thường sẽ gặp khó khăn khi bán lại. Căn nhà của bạn sẽ chỉ tăng giá trị như những ngôi nhà khác xung quanh. Đôi khi, tốt nhất là mua căn nhà xấu ở quanh khu vực trung tâm thành phố, vì cho dù đó là căn nhà xấu nhất nhưng nó vẫn dễ bán lại hơn nhiều so với những căn nhà lớn nhất.
5. Chi phí ẩn
Người mua nhà cần phải thanh toán khá nhiều chi phí khác ngoài việc trả khoản thanh toán thế chấp, chẳng hạn như thuế bất động sản, tiện ích, phí bảo trì,.... Bạn cũng cần chuẩn bị sẵn tiền để sửa chữa nếu có sự cố không mong muốn phát sinh. Hãy đảm bảo bạn lập ngân sách cho các chi phí ẩn này để tránh tình trạng “kẹt tiền” khi đột ngột phát sinh thêm chi phí khác.
6. Không giao dịch theo cảm xúc
Mua bất động sản là một giao dịch lớn và do đó, bạn cần tuyệt đối tránh những quyết định theo cảm tính. Dù với bất cứ mục đích mua bất động sản nào, để ở hay để đầu tư cho thuê, người mua cũng đều cần phân tích các ưu điểm và nhược điểm của tài sản, cũng như cân nhắc các ước tính về chi phí và lợi nhuận. Ngược lại, nếu bạn quá yêu thích một bất động sản mà bỏ qua việc phân tích và cân nhắc, bạn có thể sẽ đưa ra quyết định tồi tệ, chẳng hạn như mua căn nhà vượt quá khả năng chi trả dự định ban đầu, nhà quá nhỏ hoặc quá lớn không phù hợp với nhu cầu,...
7. Quan sát khu vực xung quanh
Trước khi ký kết một thỏa thuận, hãy thử thăm dò một chút ở khu vực xung quanh bằng cách đến thăm vào buổi sáng và buổi tối. Hãy lưu ý về bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào có thể khiến bạn không cảm thấy hoàn toàn thoải mái với môi trường xung quanh mình, chẳng hạn như hàng xóm quá ồn ào vào buổi đêm, không có đèn đường vào buổi tối,.... Ngay cả khi bạn sống một mình, hãy nghiên cứu các trường học và bệnh viện trong khu vực vì nó ảnh hưởng đến giá trị ngôi nhà của bạn nhiều hơn bạn nghĩ.
-
Chiến lược đầu tư bất động sản mua đi bán lại (Fix-and-Flip) là gì?
Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để kiếm tiền với bất động sản, thì đây là một trong những chiến lược đầu tư bất động sản phổ biến nhất có thể sẽ phù hợp với bạn, đó là “mua đi bán lại” (Fix-and-Flip).
-
Thấy chung cư tăng giá, vội bán nhanh để kiếm lời, 9X Thanh Hoá nhận cái kết đắng
Thời gian gần đây, nguồn cung khan hiếm kéo dài khiến giá chung cư Hà Nội được đẩy cao bất thường. Thậm chí, nhiều căn chung cư cũ tăng gấp đôi gấp ba lần thời điểm mua. Trước tình hình này, nhiều người nhanh chóng chớp cơ hội bán nhanh để kiếm lời, ...
-
Vợ chồng 9X nhận nhiều bài học nhớ đời khi không có kinh nghiệm vẫn thích đi "buôn" đất
Mặc dù không có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, nhưng vợ chồng chị Nguyễn Hằng (1990, Hà Nam) đã đúc kết được nhiều bài học “xương máu” sau 3 lần mua đất.
-
Bài học nhớ đời khi mua dự án chậm tiến độ
Trước khi có được căn hộ hiện tại, vợ chồng chị Nguyễn Hương (34 tuổi, Thanh Hóa) phải trải qua hai lần mua nhà với bài học nhớ đời.