Tái thi công đường Vành đai 2 vào tháng 6
Lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.HCM mới đây đã có chuyến kiểm tra thực địa các dự án giao thông đầu tư theo hình thức hợp đồng BT trên địa bàn TP.HCM.
Một trong những dự án được đoàn công tác quan tâm là đường Vành đai 2, đoạn tuyến kết nối đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa, Quốc lộ 1.
Đường Vành đai 2 đoạn Gò Dưa - Phạm Văn Đồng dang dở nhiều năm. Ảnh: Trần Phong
Dự án khởi công từ năm 2017, thi công đoạn tuyến dài chỉ khoảng 2,8km với mức đầu tư hơn 2.700 tỉ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú Bắc Ái (công ty Văn Phú Bắc Ái) làm nhà đầu tư, thực hiện theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao). Từ tháng 3/2020 khi dự án đạt 43,8% giá trị hợp đồng xây lắp, nhà đầu tư đã tạm dừng thi công. Một trong những nguyên nhân dự án đình trệ do chưa thống nhất quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư.
Làm việc với lãnh đạo thành phố trong chuyến công tác mới đây, chủ đầu tư dự án đã báo cáo về tiến độ triển khai dự án cũng như các vướng mắc gặp phải và đề xuất phương án tháo gỡ để có thể tái thi công dự án.
Lắng nghe ý kiến của nhà đầu tư, lãnh đạo TP.HCM cho biết thời gian tới sẽ tập trung chỉ đạo để giải quyết cơ bản xong phần giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thi công thuận lợi. Hiện dự án đang được người dân đồng thuận là một thuận lợi lớn.
Cơ quan sẽ chỉ đạo các sở liên quan sớm hoàn thiện, trình lại điều chỉnh phụ lục hợp đồng trong tháng 5 để dự án sớm triển khai. Dự kiến, tháng 6 tới đây, dự án thi công trở lại, sau khi hoàn thành các thủ tục pháp lý.
Nan giải chuyện khép kín đường Vành đai 2
Đoạn tuyến Phạm Văn Đồng – Nút giao Gò Dưa là một trong số dự án thành phần của đường Vành đai 2 chưa hoàn thành. Sau 3 năm đình trệ, nhiều hạng mục được thi công dang dở, sắt thép hoen gỉ, cỏ dại mọc um tùm sau thời gian dài ngừng thi công. Một số điểm bị người dân tận dụng để đổ rác, xà bần hoặc là nơi chăn thả trâu bò.
Hiện trạng công trình thi công đường Vành đai 2. Ảnh: Trần Phong
Người dân phản ánh việc tuyến đường chậm tiến độ không chỉ gây lãng phí, mà còn tạo cảnh quan nhếch nhác. Do đó, người dân mong muốn chủ đầu tư sớm hoàn thành để góp phần kết nối giao thông, giảm áp lực cho các tuyến đường hiện hữu. Đồng thời, dự án cũng là động lực làm tăng giá trị nhà đất, giúp người dân thuận tiện làm ăn kinh doanh khi hoàn thành.
Việc tái khởi công đoạn tuyến Phạm Văn Đồng – Nút giao Gò Dưa cũng là tiền đề để các dự án khép kín đường Vành đai 2 – TP.HCM được triển khai. Được biết, dự án khép kín sẽ thi công 3 đoạn tuyến gồm 1 đoạn qua huyện Bình Chánh và 2 đoạn trên địa bàn TP.Thủ Đức.
Trong kỳ họp cuối năm 2022, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM đã bổ sung 2 đoạn tuyến qua TP.Thủ Đức trong danh mục đề xuất đầu tư trình HĐND TP xem xét thông qua chủ trương.
Cụ thể, Đoạn 1 dài 3,5 km, từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội tại vị trí nút giao Bình Thái yêu cầu mức vốn gần 8.600 tỉ đồng; Đoạn 2 dài 2,8 km, từ nút giao nêu trên đến đường Phạm Văn Đồng ở ngã ba Linh Đông với vốn dự tính gần 8.600 tỉ đồng.
Các đoạn tuyến thuộc dự án khép kín đường Vành đai 2 - TP.HCM
Còn lại Đoạn 3 từ quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh (quận Bình Tân, huyện Bình Chánh) dài 5,3km, rộng 60m, có tổng mức đầu tư hơn 9.200 tỉ đồng đang trong quá trình nghiên cứu.
Phía Sở GTVT TP.HCM cho biết các dự án yêu cầu mức đầu tư lớn do phải dự trù chi phí GPMB qua khu vực đô thị, đông dân cư và đã có nhiều công trình hiện hữu. Cơ quan có thẩm quyền lên kế hoạch huy động vốn đầu tư dự án theo pheo phương thức PPP (đối tác công tư), trong trường hợp không khả thi sẽ tiến hành đầu tư công.
Dự án đường Vành đai 2 TP.HCM được thiết kế quy mô 6 - 10 làn xe, tổng chiều dài thi công 64km. Dự án đi qua địa bàn TP.Thủ Đức, quận 2, 7, 8, 12, Bình Tân và huyện Bình Chánh, Hóc Môn. Sau khi hoàn thành, đây sẽ trở thành trục đường quan trọng giúp phân luồng, giảm ùn tắc giao thông ở nội thành cũng như tăng kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, cao tốc... Quy hoạch từ năm 2007 nhưng đến nay dự án mới triển khai xong 50km, chưa thể khép kín. Bên cạnh 2 đoạn được đề xuất, tuyến Vành đai 2 còn hai đoạn khác dài khoảng 8km chưa khép kín. |
-
Hà Nội: 1km đường Vành đai 1 cần 7.600 tỉ đồng, gấp 20 lần đường Vành đai 4
Trao đổi với cử tri, Bí thư Thành ủy Hà Nội so sánh mức chi phí để thi công các đường Vành đai đã và đang triển khai lên tới 2.500-7.6000 tỉ đồng/m2 để rút kinh nghiệm cho dự án Vành đai 4 sẽ khởi công vào tháng 6 tới đây.
-
Những dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào tại TP.HCM về đích năm 2024?
Trong năm 2024, nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng tại TP.HCM hoàn thành đưa vào khai thác. Ân tượng nhất trong số này là tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Tuyến metro đầu tiên của TP.HCM phải mất 17 năm để hoàn thành kể từ ngày được phê...
-
Tin vui cho người dân tại TP.HCM
Trước thềm Tết Nguyên đán 2025, 4 cây cầu huyết mạch gồm Phước Long, Tăng Long, Tân Kỳ - Tân Quý, và Bà Hom đang trong giai đoạn nước rút để kịp thông xe, sẽ giúp giảm tải tình trạng ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ thành phố. Đây là tin vui lớn cho...
-
Hiện trạng con đường dài 600m nhưng tốn hơn 1.000 tỷ đồng để mở rộng ở TP.HCM
Dự án nâng cấp mở rộng đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh) chỉ có chiều dài 600m nhưng sẽ tiêu tốn đến 1.067 tỉ đồng. Gần 1.000 tỉ trong tổng vốn đầu tư sẽ dùng để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng....