Trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao là trần được lắp ghép bằng nhiều tấm thạch cao với hệ khung trần. Vật liệu chủ yếu cấu tạo nên trần thạch cao là thạch cao nguyên chất, được tạo thành các tấm, miếng ghép lại với nhau thành kết cấu trần.
Trần thạch cao được sử dụng thay thế cho trần đúc, trần đổ xi-măng… và các vật liệu xây dựng truyền thống khác, mang lại sự hợp lý và vẻ đẹp cho không gian sống.
Ưu điểm khi sử dụng trần thạch cao
- So với các loại trần truyền thống, trần thạch cao thi công nhanh gọn, dễ tháo lắp mà không làm ảnh hưởng đến kết cấu trần nhà.
- Vật liệu thạch cao không chứa các chất độc hại, thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
- Trần thạch cao đảm bảo tính thẩm mỹ, mẫu mã đa dạng, có thể sơn, treo các vật dụng trang trí, tạo phong cách và vẻ đẹp riêng cho không gian nhà bạn. Trần thạch cao có các chỉ số kỹ thuật như chống cháy, chịu nhiệt, cách âm, tiêu âm, chống ẩm…tốt.
Hiện trên thị trường phổ biến có hai loại trần thạch cao đó là trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm, bạn có thể lựa chọn cho phù hợp với không gian nhà mình. Tuy nhiên, trần thạch cao có nhược điểm lớn nhất là kỵ nước, nếu bị ngấm nước sẽ nhanh hỏng do đó phải chống thấm tốt khi thi công.
Ngoài ra, nếu lựa chọn trần thạch cao nổi, bạn phải lưu ý không thể treo các vật trang trí nặng, sẽ dễ gậy sụt, bể trần. Nếu là trần thạch cao chìm, nhược điểm lớn nhất là khó sửa chữa nếu có hư hỏng một số tấm ghép trần, nếu trần bị ố màu hay hư hại thường sẽ phải tháo dỡ cả trần ra để sửa chữa.
Khi lựa chọn trần thạch cao phòng khách, bạn cần lưu ý mẫu trần phù hợp với không gian sống, thiết kế phù hợp với chiều cao, độ rộng phòng khách, màu sắc và phụ kiện trang trí đèn led, dải đèn âm trần, quạt,...hài hòa với tổng thể nội thất phòng khách.
Một số mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp hiện đại
Trần thạch cao phòng khách phẳng, không có họa tiết hoa văn, đem đến sự giản tiện trong thiết kế, tạo vẻ đẹp đơn giản, nhẹ nhàng cho trần nhà.
Mẫu trần thạch cao giật cấp thuộc hệ thống trần chìm, được cấu tạo gồm khung xương và ghép tấm thạch cao thành từng lớp tạo nên cái hình khối, các khoảng không hở giữa các phần khối thường được bố trí hệ thống đèn.
Trần thạch cao giật cấp cũng được chia làm hai loại là trần thạch cao giật cấp kín và trần thạch cao giật cấp hở. Trong đó, phổ biến và có giá trị thẩm mỹ cao hơn là trần thạch cao giật cấp hở hay còn gọi là trần thạch cao giật cấp dạ đèn, thiết kế dạng này tạo luồng ánh sáng hắt từ bên trong tỏa ra ngoài một cách độc đáo.
Trần thạch cao phòng khách cổ điển với thiết kế giật cấp, uốn lượn, đồng bộ với hệ tường thạch cao tạo đường cong mềm mại và quyến rũ cho căn phòng.
Kết hợp thêm hệ đèn led âm trần dọc theo đường cong của trần giật cấp để tạo điểm nhấn.
Mẫu trần thạch cao phòng khách nhà ống.
-
15 mẫu phòng khách nhà ống đẹp hút hồn, đón đầu xu hướng
Nhà ống đang là lối kiến trúc phổ biến tại các khu đô thị. Chính vì được xây dựng với mặt bằng hẹp và sâu nên gia chủ buộc phải tìm được phương án bố trí không gian bên trong sao cho vừa đẹp, vừa tiện nghi nhưng vẫn mang đến cảm giác rộng rãi và thoá...
-
Nhà ống 90m2 nhưng vẫn tràn nắng gió và đầy đủ công năng tại Đà Nẵng
Nằm ở Đà Nẵng, chỉ 90m2 nhưng ngôi nhà vẫn đáp ứng đầy đủ công năng và nhu cầu sử dụng.
-
Thiết kế nội thất nhà ống 4m đẹp
CafeLand - Nhà ống 4m với đặc trưng là hẹp ngang nên khi thiết kế nội thất cần sự sáng tạo, khéo léo tạo không gian sinh hoạt thoải mái cho các thành viên trong gia đình. Dưới đây là một số mẫu thiết kế nội thất nhà ống 4m bạn có thể tham khảo....