Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) là khu vực có một số nền kinh tế lớn nhất thế giới và được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 5 năm tới. Năm 20230, APAC có thể đóng góp hơn 40% vào GDP toàn cầu.
Trong thế giới hậu Covid-19, khi tăng trưởng toàn cầu ở mức vừa phải và chính sách tiền tệ bị thắt chặt hơn, APAC được kỳ vọng sẽ đạt nhiều tiến bộ lớn hơn các khu vực khác nhờ dẫn đầu trong quá trình đô thị hóa với làn sóng di cư lớn từ nông thôn ra thành thị, và mức chi tiêu tiêu dùng có thể tăng mạnh nhất thế giới tại các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á trong thập kỷ tới.
Lợi thế cạnh tranh và vị thế độc tôn
Nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với một trong những giai đoạn thách thức nhất trong hơn một thập kỷ, với những trở ngại đáng kể xuất phát từ vô số sự kiện, bao gồm xung đột địa chính trị, đại dịch Covid-19, gián đoạn chuỗi cung ứng, lạm phát cao hàng thập kỷ và việc thắt chặt chính sách tiền tệ.
Các lợi thế cạnh tranh của APAC đặt khu vực này vào vị trí chiến lược như một điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các tổ chức trong dài hạn và sẽ giúp hạn chế mọi mặt trái tiềm ẩn từ những bất ổn trong môi trường toàn cầu. Các nguyên tắc cơ bản vĩ mô tích cực và xu hướng thực tế thuận lợi có khả năng tiếp tục thúc đẩy nhu cầu gia tăng đối với các sản phẩm bất động sản chất lượng.
APAC thống trị tăng trưởng kinh tế toàn cầu, dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á
Tăng trưởng ở khu vực APAC dự kiến sẽ đạt trung bình 4,4% giai đoạn 2022 - 2026 và vượt xa mức trung bình toàn cầu (3,1%), Hoa Kỳ (2,2%) và khu vực EU (2,1%). Úc (3,2%) và Singapore (2,8%) được dự báo sẽ nằm trong số các nền kinh tế phát triển nhanh nhất, trong khi một nửa trong số 10 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu sẽ thuộc APAC trong thập kỷ tới.
Tốc độ phục hồi và vị thế ngày càng tăng của APAC
APAC đã nổi lên như một khu vực kinh tế hàng đầu sau tất cả các chu kỳ đi xuống của nền kinh tế kể từ năm 2000; bao gồm vụ phá sản Dotcom 2000 - 2001, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009 và đỉnh điểm của đợt bùng phát Covid vào năm 2020. Khu vực này ngày càng chiếm ưu thế hơn và sẽ chiếm 40% GDP toàn cầu vào năm 2030, tăng từ 28% và 35% vào năm 2010 và 2020. Đầu tư bất động sản tại APAC sẽ phát triển song song với sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Tốc độ đô thị hóa
Các quốc gia APAC mới nổi, cụ thể là Trung Quốc (dân số đô thị tăng 16,6 triệu hàng năm), Ấn Độ (9,7 triệu) và Indonesia (3,5 triệu), được dự báo sẽ dẫn đầu tốc độ gia tăng đô thị hóa trên toàn cầu trong thập kỷ tới. Quy mô di cư từ nông thôn ra thành thị ở các quốc gia này sẽ tạo ra một nguồn cầu tiềm năng vượt trội đối với các sản phẩm bất động sản và cơ sở hạ tầng.
Sự gia tăng của tầng lớp tiêu dùng
Tốc độ tăng chi tiêu của người tiêu dùng trong giai đoạn 2022 - 2030 được dự báo là mạnh nhất ở các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á, được củng cố bởi nhân khẩu học thuận lợi và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Úc và Singapore được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng trong số các thị trường phát triển, một phần được thúc đẩy bởi tăng trưởng kinh tế bền vững và ổn định, cũng như thị trường việc làm ổn định và chặt chẽ.
Ngoài ra, có một số xu hướng bổ sung sau có thể góp phần tạo nên sức mạnh cơ bản và sức hấp dẫn của lĩnh vực bất động sản tại APAC trong vài năm tới, bao gồm: (1) chi tiêu và cải thiện cơ sở hạ tầng bền vững; (2) sự gia tăng của các tiêu chuẩn Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG); (3) số hóa và tự động hóa; và (4) cung - cầu chưa cân đối do các nhu cầu về chất lượng ngày càng cao.
Kiểm soát lạm phát và chính sách tiền tệ hợp lý
Lạm phát đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ ở Mỹ và khu vực đồng tiền chung châu Âu, nhưng tương đối nhẹ nhàng ở các khu vực châu Á, chẳng hạn như Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, áp lực lạm phát lại phổ biến hơn ở một số nước phát triển có tốc độ tăng trưởng cao hơn (ví dụ như Singapore và Úc), mặc dù vẫn ở mức tương đối có thể kiểm soát được.
Sự phân hóa ngày càng lớn trong các chính sách tiền tệ trên toàn cầu đang rõ ràng hơn, khi các ngân hàng trung ương tiến hành đối phó với tốc độ lạm phát liên tục tăng. Sự không đồng bộ về chính sách tiền tệ tại APAC với phần còn lại của nền kinh tế toàn cầu rất đáng chú ý, điều này có thể mang lại các cơ hội đầu tư thú vị và hấp dẫn trong khu vực.
Thanh khoản tốt, lợi nhuận hấp dẫn
Lĩnh vực bất động sản ở khu vực APAC đã phát triển đáng kể trong thập kỷ qua và đang dần được thể chế hóa hơn. Điều này được chứng minh rõ ràng bởi tính thanh khoản của thị trường tăng lên, với tổng lượng giao dịch bất động sản thương mại lần đầu tiên vượt quá 200 tỷ USD vào năm 2021.
Đầu tư vào bất động sản trong khu vực trong vài năm tới, trong bối cảnh chính sách của chính phủ đang thay đổi, lãi suất tăng, giá tài sản tăng, chi phí xây dựng leo thang… có thể sẽ ngày càng trở nên thách thức. Tuy nhiên, các cơ hội mới với lợi nhuận hấp dẫn (và rủi ro cũng cao tương tự) thường sẽ xuất hiện trong những giai đoạn này, một phần được thúc đẩy bởi sự phục hồi theo chu kỳ, khoảng cách thị trường tín dụng và chênh lệch giá (ví dụ như các tình huống khó khăn và cơ hội tín dụng ở Trung Quốc).
-
Các quỹ đầu tư bất động sản thận trọng do lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu
Các nhà đầu tư bất động sản tỏ ra hết sức thận trọng khi triển khai vốn trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày càng bất ổn.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.