Đáp ứng phong sống mới hậu đại dịch
Đại dịch đã thúc đẩy sự phát triển của những người tự gọi là dân du mục kỹ thuật số (digital nomad) với nhu cầu làm việc từ xa ngày càng tăng. Các công ty cũng đang cung cấp ngày càng nhiều lựa chọn để nhân viên làm việc chủ động, độc lập và hiệu quả hơn thông qua các kết nối công nghệ. Kết quả là, người lao động có thể làm việc từ xa vào những ngày được chọn trong tuần và tại văn phòng vào những ngày còn lại. Do đó, họ sẽ cần một không gian sống rộng rãi hơn và phù hợp hơn để cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Đó có thể không cần phải là một nơi thuộc trung tâm thành phố, nhưng phải có kết nối giao thông thuận tiện, hệ thống tiện ích và dịch vụ phong phú, cùng các tiêu chuẩn an toàn và an ninh.
Co-living là một lựa chọn hoàn hảo trong bối cảnh này. Cư dân tại co-living có thể tận hưởng các tiện ích và dịch vụ cần thiết ngay trong tầm tay. Mỗi co-living thường tích hợp quán cà phê, phòng tập thể dục, phòng tập yoga, phòng họp và các khu vui chơi trong nhà và được quản lý bài bản như một khách sạn hoặc khu căn hộ dịch vụ. Khi mọi thứ cần thiết đều được quy hoạch tại một chỗ, các cư dân sẽ không phải mất thời gian và công sức đi xa cũng như tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Phù hợp với thế hệ trẻ
Trong bối cảnh giá nhà tăng vọt, nhiều người ở độ tuổi millennial và Gen Z trên thế giới sẽ phụ thuộc vào việc thuê nhà thay vì có cơ hội sở hữu nhà riêng. Với thu nhập hạn chế, co-living là giải pháp hợp lý cho nhu cầu của những người trẻ thay vì ở cùng gia đình, thuê chung một căn hộ hay thuê riêng một ngôi nhà tồi tàn và thiếu vắng các tiện ích cần thiết. Nhiều người trẻ cũng trì hoãn mua nhà theo cách làm truyền thống của các thế hệ đi trước mà muốn ở nhà thuê để sống độc lập khỏi gia đình và linh hoạt khi chuyển đổi công việc.
Mặt khác, thế hệ trẻ hiện nay lớn lên với công nghệ, mạng xã hội và nền kinh tế chia sẻ. Do đó, họ có khả năng thích nghi cao, sẵn sàng dùng chung các cơ sở vật chất và tiện ích, năng động và linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. Đối với họ, phòng ăn là một khu vực làm việc và một điểm kết nối, trong khi tiền sảnh có thể tạo ra một không gian cho các buổi học yoga. Tại những khu vực chung này, họ có thể trò chuyện và tìm thấy những người bạn cùng chí hướng.
Đặc biệt, nhiều nhà cung cấp co-living còn tạo điều kiện cho khách thuê có thể sống tại nhiều dự án mà mình sở hữu tại nhiều thành phố khác nhau tùy theo nhu cầu về công việc. Điều này khiến co-living trở thành một mô hình lưu trú hiện đại vô cùng hấp dẫn với người trẻ vốn có xu hướng chuyển việc và đi đây đi đó nhiều hơn so với các thế hệ trước.
Giải quyết tình trạng khan hiếm nhà ở
Thiếu nhân lực xây dựng và tắc nghẽn chuỗi cung ứng trong thời kỳ đại dịch đã khiến các dự án nhà ở bị đình trệ, khiến nguồn cung bị khan hiếm trầm trọng trên toàn thế giới. Trong bối cảnh này, các dự án co-living được trang bị đầy đủ đồ nội thất và vật dụng cần thiết sẽ là lựa chọn hợp lý và vừa túi tiền cho nhiều khách thuê.
Khi đại dịch dần được kiểm soát trong năm 2022, các dự án bất động sản tái khởi động sẽ giúp nguồn cung cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, nhờ lợi thế về tiện ích, sự linh hoạt trong kinh doanh và vận hành, và mức chi phí cho thuê “đáng đồng tiền” với sản phẩm và dịch vụ cung cấp, co-living vẫn sở hữu những lợi điểm độc nhất trên thị trường cho thuê để tạo ra ưu thế cho nhà phát triển.
Ứng dụng tiến bộ công nghệ
Với các tính năng như cửa ra vào cảm biến nhiệt độ, tủ khóa sinh trắc học, ứng dụng di động… để vận hành dự án, các nhà cung cấp dịch vụ co-living đang khiến sản phẩm của mình trở thành lựa chọn ưu tiên đối với những người đang tìm kiếm chỗ ở. Bên cạnh các công nghệ không tiếp xúc kể trên, họ cũng thực hiện các phân tích thông qua dữ liệu thu thập được từ các ứng dụng điện thoại và những thay đổi về hành vi của khách hàng để xác định những yếu tố mang lại trải nghiệm tốt nhất cho cư dân. Từ đó, họ dễ dàng xây dựng sự trung thành của khách hàng và thu hút thêm nhóm khách hàng mới.
Cải thiện đời sống tinh thần và đóng góp vào sự bền vững
Co-living là nơi mọi người thuộc mọi lứa tuổi có thể cùng sống và chia sẻ một không gian sinh hoạt chung. Họ có thể trò chuyện, trao đổi kihnh nghiệm và kiến thức, chia sẻ nguồn lực, mở rộng kết nối và có những trải nghiệm sống thú vị, giúp họ giải tỏa căng thẳng do đại dịch gây ra. Tính cộng đồng cũng giúp các cư dân của co-living cải thiện mức độ hạnh phúc và đời sống tinh thần một cách đáng kể.
Trong khi đó, các công nghệ xanh và tiêu chuẩn ESG được áp dụng trong việc vận hành và kinh doanh co-living sẽ đóng góp cho các mục tiêu tăng trưởng bền vững chung của ngành bất động sản.
Co-living tại châu Á và Việt Nam
Theo CBRE Việt Nam, co-living đang là xu hướng mới trên thế giới, nơi mọi người chia sẻ một không gian sống hiện đại. Trong khi đó, JLL cho rằng thế hệ millennial ở châu Á đang chia sẻ nhiều hơn các không gian làm việc, phương tiện đi lại, và không gian sống. Điều này thúc đẩy sự phát triển của co-living tại châu Á, đặc biệt là ở các thị trường như Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Ấn Độ, nơi có áp lực về nhà ở đô thị hoặc khả năng chi trả cho nhà ở đang là mối quan tâm hàng đầu.
Co-living đang dần manh nha tại Việt Nam, nơi có thế hệ millennial và Gen Z chiếm đến 47% dân số. Dự án M Village ra mắt năm 2021 tại TP. HCM đang cho thấy những bước đi ban đầu của mô hình này. Là một quốc gia sở hữu cơ cấu dân số trẻ và tốc độ đô thị hóa nhanh, co-living được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam nhờ mang lại tính linh hoạt về nơi lưu trú, không gian sống được quản lý bài bản với các tiện ích phong phú như tại khách sạn, và một mức phí thuê hợp lý.
-
Mô hình co-living sẽ duy trì sức mạnh trong thế giới hậu đại dịch
CafeLand - Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã làm rúng động thế giới. Không ai ngờ rằng một loại vi-rút vô hình lại có sức ảnh hưởng lớn đến như vậy đối với tất cả các ngành, trong đó có bất động sản. Việc tiêm phòng đã bắt đầu và khả năng chúng ta có thể ngăn chặn đại dịch đang lớn dần. Trong lĩnh vực bất động sản, đã đến lúc cần xem xét câu hỏi: “Có những cơ hội nào trong lĩnh vực cho thuê nhà ở sau đại dịch?”.
-
Giao dịch đất nền bật tăng
Trong quý 4/2022, lượng giao dịch đất nền thành công là 149.197 giao dịch, bằng khoảng 130% so với quý trước đó.
-
Khó chồng khó, doanh nghiệp bất động sản phá sản tăng gần 40%
Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 số doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Bất động sản 2022: Một năm lạ lùng
Đầu năm 2022, sốt giá bất động sản diễn ra tại nhiều nơi. Giá đất tăng từ 2 đến 3 lần, nhưng cuối năm thị trường gần như đóng băng, nhiều nhà đầu tư muốn cắt lỗ cũng không thành. Gam màu xám được dự báo sẽ còn phủ lên thị trường bất động sản cho đến ...