CafeLand – Nhìn lại thời điểm đầu năm 2012, nhiều cuộc hội thảo đã diễn ra cùng với đó là những tiên đoán về thị trường bất động sản của các chuyên gia đầu ngành. Sau một năm sóng gió có thể thấy rằng, đa số những dự báo trên đã phần nào khái quát chính xác những diễn biến cơ bản của thị trường.

Ảnh minh họa: Internet

Trong đó, điểm đáng chú ý có thể kể đến là dự báo của Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ về “sự lên ngôi của bất động sản giá rẻ”. Dự báo này đúng về xu hướng nhưng có sai lệch về thời gian ứng nghiệm của lời tiên đoán này, khi đến tận quý IV - 2012 loại hình này mới thật sự gây được tiếng vang nhờ vào cú sốc “Căn hộ chung cư Đại Thanh giá 10 triệu đồng/m2”.

Cũng tại hội thảo “Cơ hội nào cho thị trường bất động sản năm 2012 ?” diễn ra ngày 25/2, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia đã dự báo: Năm 2012 phân khúc nhà giá rẻ sẽ là chủ đạo cho toàn thị trường địa ốc. Và trong tương lai, các chuyên gia nhận định, nhà giá rẻ sẽ là thị phần tiềm năng tiếp tục duy trì ảnh hưởng từ nay đến năm 2020.

Ngoài ra, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa còn cho rằng lượng hàng tồn kho của bất động sản phải đến năm 2013 mới được giải quyết. Thị trường bất động sản Việt Nam nhiều khả năng sẽ ấm lên vào năm 2013.

Trước đó, tại hội thảo “Dự đoán táo bạo về thị trường bất động sản 2012” được tổ chức ngày 16/2, ông Marc Townsend, Tổng giám đốc điều hành CBRE Vietnam đã nhận định: Thị trường nhà ở nhìn chung sẽ còn khó khăn, giá bán sẽ tiếp tục giảm.

TS. Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, nguyên Thống đốc NHNN cũng nhận định, năm 2012 sẽ tiếp tục khó khăn, không chỉ với riêng thị trường bất động sản. Bởi theo ông, việc cấu trúc lại nền kinh tế chắc chắn sẽ khiến cho tình hình khó khăn thêm, nếu chúng ta cấu trúc lại thì chắc chắn sẽ lòi các khuyết điểm ra.

Bên cạnh đó, theo ông Phan Thành Mai, Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho rằng, “Chỉ khi nào địa ốc có các giải pháp tổng thể tháo gỡ khó khăn về vốn thì thị trường mới có thể phát triển bền vững”.

Có thể nhận thấy hầu hết các dự đoán trên đều không nằm ngoài diễn biến hiện tại của thị trường hiện nay. Mặt khác, thị trường bất động sản còn lún khá sâu so với mọi tiên đoán trước đó. Nhìn lại những tiên đoán trên chúng ta có thể thấy rằng, cái kết cho thị trường là ai cũng nhìn thấy được và nhận thức được nên cứu như thế nào, cứu tại đâu. Tuy nhiên, bất động sản như con bệnh chết dần chết mòn. Bản thân nó đã không thể tự cứu mình, còn nhà nước dù rất quan tâm nhưng sự can thiệp dường như khá muộn màng. Với năm 2013 sắp tới, thị trường bất động sản lại ngập trong những lời tiên đoán nhưng cuộc khủng hoảng mà bất động sản đang trải qua chắc chắn không thể hồi phục trong ngắn hạn mà cần một chiến lược giải cứu bài bản và lâu dài từ Chính phủ lẫn nhà đầu tư.

  • Giật mình những con số về thị trường bất động sản 2012

    Giật mình những con số về thị trường bất động sản 2012

    CafeLand - Vốn được xem là một trong những ngành “hái ra tiền” trong thời hoàng kim. Năm 2012 bất động sản phải vật lộn trong khó khăn với những con số tồn kho, nợ xấu. Sự việc trầm trọng đến mức Chính phủ phải xem xét đưa ra nghị quyết giải cứu bất động sản.

  • Nhà ở xã hội: Thật sự là vị cứu tinh?

    Nhà ở xã hội: Thật sự là vị cứu tinh?

    CafeLand – Nhà ở xã hội đang là đề tài thu hút rất nhiều sự quan tâm từ dư luận, doanh nghiệp cũng như Chính phủ. Hàng loạt giải pháp, những cuộc họp bàn giải cứu thị trường đều xướng lên cái tên “nhà ở xã hội”. Thật sự đây có phải là giải pháp tối ưu nhất cho thị trường hiện nay hay chỉ là lối thoát hẹp trong cơn bĩ cực? <br/br>

  • Bất động sản 2013 có được cứu?

    Bất động sản 2013 có được cứu?

    CafeLand - Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa là thị trường bất động sản sẽ bước qua thêm một năm sóng gió kể từ khi rơi vào khó khăn năm 2009. Hiện vấn đề về cứu bất động sản đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm và cũng đã có nhiều cuộc họp bàn bạc về vấn đề này. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại việc giải cứu thị trường vẫn còn dựa trên “đề xuất” chờ “nghiên cứu” “xem xét”. Liệu bất động sản có được giải cứu hay không, nếu được thì vào thời điểm nào dường như vẫn là câu hỏi lớn chưa có lời đáp.

K.Linh
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.