01/09/2016 3:31 PM
CafeLand – Trong những ngày gần đây, cư dân sống tại nhiều chung cư khu Nam Sài Gòn “kêu trời” vì có mùi hôi lạ xuất hiện, nghi lan ra từ bãi rác trong khu vực. Mùi khó ngửi này khiến nhiều người phải đóng kín phòng, không dám mở cửa và cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn. Vậy, tại những thành phố ô nhiễm nhất thế giới của Ấn Độ, Trung Quốc, Iran,… cư dân của họ sống ra sao?

Nhắc tới ô nhiễm, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Trung Quốc. Tuy nhiên, năm nay Ấn Độ trở nên “nổi tiếng” hơn cả khi có đến 4 trong số 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới mà tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố.

Theo WHO, hiện nay ô nhiễm không khí đang giết chết 3 triệu người trên toàn cầu mỗi năm và được coi là rủi ro môi trường lớn nhất đối với sức khỏe. Từ năm 2008 đến năm 2013, mức độ ô nhiễm trên toàn cầu đã tăng lên 8%.

Cơ quan này cảnh báo, chất lượng không khí không đảm bảo và xuống dưới mức cho phép có thể dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi và các bệnh hô hấp cấp tính, bao gồm cả bệnh hen suyễn.

Cùng xem chùm ảnh 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới năm 2016 sau đây để biết thêm mức độ ô nhiễm ở những nơi này khủng khiếp như thế nào và người dân nơi đây phải chịu đựng vấn nạn này ra sao.

10. Bảo Định, Trung Quốc

Trung Quốc là nước có rất nhiều thành phố có chất lượng không khí tồi tệ nhất thế giới. Năm nay, Tp.Bảo Định của đại lục đứng vị trí số 10 trong danh sách với độ PM 2.5 cao hơn ngưỡng cho phép với chỉ số ô nhiễm đạt mức 126 ug/m3. Trong khi mức khuyến cáo cho phép của WHO là 60 ug/m3. Khói bụi tạo ra từ nồi hơi đốt than ở các làng xung quanh thành phố được coi là những yếu tố chính gây ô nhiễm không khí của thành phố.

9. Hình Đài, Trung Quốc

Hình Đài dẫn đầu trong các thành phố ô nhiễm nhất Trung Quốc hiện nay. Nồng độ bụi trong không khí đo được tại đây là 128 ug/m3. Năm nay, Hình Đài tiếp tục vào top 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới ở vị trí thứ 9.

8. Bamenda, Cameroon

Với mức độ ô nhiễm là 132ug/m3, Bamenda lọt vào danh sách đen với vị trí số 8. Đây cũng là thành phố châu Phi duy nhất có tên trong danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

7. Raipur, Ấn Độ

Raipu lần đầu tiên có mặt trong danh sách ô nhiễm nhất thế giới. Thành phố đang ngày càng trở nên ô nhiễm với 3 vùng công nghiệp bao quanh, cùng với lưu lượng xe cộ, giao thông tăng chóng mặt trong những năm qua. Nồng độ bụi trong không khí tại Raipu đạt 144 ug/m3, chất lượng không khí tệ hơn so với các thành phố lớn như Delhi và Bengaluru.

6. Patna, Ấn Độ

Patna, thủ phủ của bang Bihar chắc chắn không phải là nơi tốt nhất để sống khi tới Ấn Độ, không khí ở đây dày đặc bụi với nồng độ 149 ug/m3.

Theo các bác sĩ, số người mắc bệnh đường hô hấp và rối loạn tim mạch đang tăng lên ở thành phố này.

Sự gia tăng xe cộ chóng mặt được coi là thủ phạm chính đằng sau chất lượng không khí thấp của Patna. Theo ước tính, số lượng xe tại Patna tăng 78% chỉ trong vòng 5 năm, từ năm 2009 - 2014. Điều đáng nói là có rất nhiều xe cũ quá “đát” vẫn lưu thông, bất chấp quy định pháp luật và gây ô nhiễm.

5. Al Jubail, Ả Rập Xê Út

Nằm ở phía Đông của Ả Rập Xê Út, Al Jubail không chỉ là thành phố ô nhiễm nặng ở vương quốc này mà còn lọt top thế giới với độ ô nhiễm là 152 ug/m3.

Hoạt động của các khu công nghiệp quy mô lớn ở đây đã thải ra một lượng lớn bụi và khói vào không khí. Al Jubail được coi là trung tâm công nghiệp lớn nhất khu vực Trung Đông, đây cũng là nơi có công ty hóa dầu lớn thứ 4 trên thế giới.

4. Riyadh, Ả Rập Xê Út

Thêm một thành phố nữa của Ả Rập Xê Út, năm nay Riyadh góp mặt ở vị trí thứ 4 về mức độ ô nhiễm. Độ ô nhiễm hàng năm của thành phố đạt mức 156 ug/m3, cao gấp nhiều lần ngưỡng cho phép.

Ngoài lý do mật độ xe cộ cao, tập trung nhiều khu công nghiệp, việc thường xuyên bị ảnh hưởng bởi những cơn bão cát sa mạc cũng làm xấu đi chất lượng không khí tại Riyadh.

3. Allahabad, Ấn Độ

Allahabad là nơi tập trung dân cư đông đúc của bang Uttar Pradesh, có vị trí quan trọng trong các cuộc hành hương của người Ấn Độ nhưng cũng là nơi ô nhiễm nặng nề của nước này.

Không khí có độc tính cao, nồng độ bụi trong không khí tại đây vào khoảng 170 ug/m3.

Trong thành phố, các tòa nhà chen chúc mọc lên ngoài tầm kiểm soát trong khi khoảng xanh dành cho cây hầu như không có. Thêm vào đó, trên những con đường hẹp, tất cả mọi ngõ ngách đều có mặt tất cả các loại xe hoạt động.

2. Gwalior, Ấn Độ

Với mức độ ô nhiễm 176 ug/m3, thành phố Gwalior của Ấn Độ đã trở thành nơi ô nhiễm nhất nhì thế giới.

Mật độ dân cư cao cùng kẹt xe thường xuyên dẫn đến xả thải của ô tô trong khi thiếu cây xanh là nguyên nhân chính khiến thành phố chìm trong ô nhiễm. Số ca mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, ho, viêm mũi và bệnh bệnh phổi đang dần trở nên phổ biến với công dân của Gwalior.

1. Zabol, Iran

Đánh bật tất cả các thành phố ô nhiễm khác trên thế giới, Zabol của Iran đứng đầu bảng xếp hạng ô nhiễm. Mức ô nhiễm ở đây có nồng độ 217 ug/m3, vượt xa mức bình thường cho phép.

Đất nước chưa thoát khỏi nghèo đói này luôn chịu ảnh hưởng khắc nghiệt của tự nhiên và vấn nạn ô nhiễm. Vào mùa hè, người dân nơi đây phải chịu đựng gió nóng và bụi bặm càn quét khắp thành phố. Không chỉ cản trở cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, ô nhiễm không khí cũng chính là thủ phạm gây ra các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, trong đó có bệnh lao cho các công dân của Zabol.

Chỉ số chất lượng không khí AQI là chỉ số đại diện cho nồng độ của một nhóm các chất ô nhiễm gồm CO, NOx, SO2, O3 và bụi nhằm cho biết tình trạng chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Với các mức AQI sẽ cho biết chất lượng môi trường tương ứng: mức từ 0-50 là tốt, 51-100 trung bình, 101-150 ảnh hưởng đến nhóm nhạy cảm như trẻ em, người già và người có bệnh hô hấp, 151-200 ảnh hưởng xấu đến sức khỏe; 201-300 ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe và mức từ 301-500 là nguy hiểm. Mức cho phép theo khuyến cáo của WHO là 60 ug/m3

  • Dân chung cư “khổ trăm bề”

    Dân chung cư “khổ trăm bề”

    CafeLand - Mua nhà chung cư có lẽ là lựa chọn của khá nhiều người hiện đang sinh sống tại các thành phố đất chật người đông. Với ưu điểm thanh toán trả góp, số vốn ban đầu không quá nhiều và được đóng tiền theo tiến độ, căn hộ chung cư biến ước mơ có một ngôi nhà ở thành phố của nhiều người trở nên dễ dàng hơn. Thế nhưng, người mua nhà dự án nói chung và căn hộ nói riêng vẫn đang cam chịu những “nỗi khổ trăm bề” ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

  • Bộ trưởng TN&MT: Mùi hôi xuất phát từ Đa Phước

    Bộ trưởng TN&MT: Mùi hôi xuất phát từ Đa Phước

    Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định, mùi hôi tại phía nam TP HCM xuất phát từ bãi rác Đa Phước.

  • Bất động sản khu Nam “khổ” vì mùi hôi?

    Bất động sản khu Nam “khổ” vì mùi hôi?

    CafeLand – Trong khi các cơ quan chức năng đang vào cuộc điều tra thì mùi hôi thối khó chịu vẫn đang hành hạ người dân tại khu vực Phú Mỹ Hưng và vùng lân cận. Thị trường bất động sản tại khu vực này cũng đã bắt đầu có những dấu hiệu bị ảnh hưởng khi nhiều khách hàng lo lắng, thậm chí tháo chạy khỏi đây.

  • Bãi rác Đa Phước bốc mùi “hành” dân giàu Phú Mỹ Hưng

    Bãi rác Đa Phước bốc mùi “hành” dân giàu Phú Mỹ Hưng

    CafeLand – Không chỉ gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân lân cận, mùi hôi từ bãi rác Đa Phước (xã Đa Phước, huyện Nhà Bè) hiện đã xâm lấn, gây khó chịu với các vùng xa hơn, trong đó có khu đô thị hiện đại Phú Mỹ Hưng.

Thịnh Châu
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.