Cuộc tranh cãi “có hay không” được bán 20% số lượng nhà không qua sàn sẽ chấm dứt khi Nghị định 71/2010/NĐ - CP quy định chi tiết hướng dẫn Luật Nhà ở có hiệu lực từ 8/8/2010.

Vai trò minh bạch hóa thị trường bất động sản của sàn giao dịch BĐS trong thời gian qua đang bị xem là mờ nhạt. Ảnh minh họa

Theo đó, chủ đầu tư được phép huy động vốn với lượng huy động đối đa 20% tổng lượng sản phẩm nhà ở khi giải phóng xong mặt bằng, được phân chia tối đa không quá 20% số lượng nhà ở trong mỗi dự án (tính trên tổng số lượng nhà ở thương mại của dự án cấp I) không phải thông qua sàn giao dịch.

Théo Thứ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Trần Nam, lý do chính để đưa ra quy định cho phép chủ đầu tư bán 20% hàng hóa là các căn hộ trong dự án không qua sàn là để tháo gỡ khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bởi để một dự án thành công cần lượng vốn lớn do vậy các chủ đầu tư có thể huy động vốn được sớm hơn để hoàn thành dự án kịp tiến độ giúp đẩy nhanh nguồn cung ra thị trường.

Ngoài ra, để kiểm soát được 20% này Bộ Xây dựng yêu cầu các chủ đầu tư phải thông báo cho các Sở xây dựng để Sở xác nhận và Bộ Xây dựng yêu cầu các Sở phải đưa thông tin lên các trang web để quản lý. Như vậy, sẽ hạn chế được tình trạng bán chui ra thị trường.

Đại diện một doanh nghiệp bất động sản cho rằng, việc cho phép chủ đầu tư được quyền huy động vốn tối đa 20% tổng mức đầu tư và được bán 20% không qua sàn là điểm có lợi cho chủ đầu tư bởi qua đó, chủ đầu tư có thể kiểm chứng được năng lực tiêu thụ của thị trường về các phân khúc mà chủ đầu tư đang định đầu tư để lựa chọn bài toán kinh doanh. Đồng thời, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư khi tham gia ở thị trường thứ cấp.

Bên cạnh đó, những người hợp tác kinh doanh với chủ đầu tư cũng sẽ được hưởng lợi nhờ trạng thái kích cầu bởi họ cũng sẽ là người tham gia chào bán dự án thậm chí trực tiếp marketing đầu ra cho sản phẩm của họ.

Như vậy, 80% sản phẩm còn lại cũng xác lập được thị trường.

Bà Lê Thị Anh Ngọc - Phó giám đốc sàn giao dịch bất động sản Nam Cường cho biết, việc chủ đầu tư có quyền huy động vốn với các tổ chức, cá nhân trên cơ sở phân chia lợi nhuận theo thỏa thuận (tiền, cổ phiếu hoặc nhà ở) sẽ thuận lợi trong công tác huy động vốn. Tất nhiên, không quá 20% số lượng nhà ở cho mỗi dự án.

"Với những thuận lợi về cơ chế huy động vốn cũng như tạo điều kiện cho việc được phép bán 20 % số lượng nhà ở không phải thông qua sàn giao dịch bất động sản mà chỉ phải thông báo với Sở xây dựng nơi triển khai dự án thì không có lý do gì để chủ đầu tư có thể tự ý tăng giá bất động sản lên", bà Ngọc nhấn mạnh.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng, việc cho bán 20% số lượng nhà là cách cơ quan quản lý xem xét thực trạng từ trước tới nay, khi chủ đầu tư phải tìm cách bán ra ngoài một số lượng nhà để huy động vốn. Trên thực tế, người nào góp vốn vào các dự án BĐS cũng để nhận sản phẩm, bởi chính sản phẩm BĐS mới là thứ sinh lời rõ ràng nhất chứ không phải là trái phiếu hay cổ phiếu BĐS.


Cafeland.vn - Theo Landtoday

  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland