Phát biểu mở đầu, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được thông tin, qua số liệu thống kê cho thấy, trong bối cảnh 5 tháng đầu năm có những thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, nhưng tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM có những dấu hiệu tích cực.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được phát biểu gợi mở phiên họp. Ảnh: Trung tâm báo chí TP.HCM
Trong đó, ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch vẫn giữ vai trò là động lực tăng trưởng chính của thành phố; thu hút đầu tư dù chưa như kỳ vọng nhưng đã tăng cao; nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đã tin tưởng với thành phố. Điều đó cho thấy sự thay đổi trong tư duy, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ.
Bên cạnh đó, thành phố tập trung lãnh đạo quyết liệt công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính. Đến nay, thành phố đã sẵn sàng để sắp xếp cấp xã, chấm dứt mô hình cấp huyện vào đầu tháng 7; sắp xếp cấp tỉnh vào ngày 15/8.
Ngoài ra, một số yếu tố mới như Trung tâm Tài chính quốc tế tại TP.HCM; Cảng Trung chuyển quốc tế Cần Giờ; Trung tâm Công nghệ cao đa mục tiêu… cũng là động lực giúp TP.HCM phát triển trong thời gian tới.
Theo Giám đốc Sở Tài chính Lê Thị Huỳnh Mai, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 ước đạt 113.364 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng đầu năm ước đạt 544.447 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2024.
Kết quả tháng 5 ghi nhận, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 8,2%. Thành lập mới 13.894 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký và bổ sung là 313.756 tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt trên 245,7 nghìn tỷ đồng, đạt 47,26% dự toán; FDI thu hút tăng 87,5%.
Xác định một số vấn đề còn tồn tại như số doanh nghiệp giải thể và tạm ngưng hoạt động tăng, giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt kế hoạch,... TP.HCM đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sẽ triển khai trong tháng 6.
Trong đó, triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Bộ Chính trị liên quan đến phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; hội nhập quốc tế trong tình hình mới; đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật; phát triển kinh tế tư nhân.
Đồng thời, tăng cường công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ hầng giao thông, đẩy nhanh tiến độ và rút ngắn ít nhất 30% thời gian giải quyết hồ sơ, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc tại các dự án trọng điểm như nút giao thông An Phú, Vành đai 2, cầu đường Nguyễn Khoái, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài,...
Cùng với đó, TP.HCM tiếp tục công tác sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; đẩy mạnh phân cấp phân quyền; nghiên cứu, tham mưu ban hành Đề án thí điểm mô hình công sở thông minh, Đề án thí điểm về khoản biên chế và quỹ lương của TP.HCM.
-
Trong báo cáo chuyên đề ngành bất động sản mới đây, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định, việc hình thành các tỉnh thành có quy mô lớn hơn sau sáp nhập được kỳ vọng sẽ tạo lực đẩy mạnh mẽ cho thị trường hạ tầng và bất động sản trong trung và dài hạn.
-
Bộ Chính trị yêu cầu hoàn tất sáp nhập tỉnh trước 15/8, nghiêm cấm can thiệp khi sắp xếp nhân sự
Bộ Chính trị yêu cầu đưa vào hoạt động cấp xã mới từ ngày 1/7, phấn đấu hoàn thành trước ngày 15/7. Việc sáp nhập tỉnh, thành, theo Bộ Chính trị, cần phấn đấu hoàn thành trước ngày 15/8.
-
Sáp nhập TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu và tầm nhìn quy hoạch năm 2030
Theo Nghị quyết số 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TPHCM; lấy tên là TPHCM, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại TPHCM.








-
Thủ tướng yêu cầu cử cán bộ về cơ sở tháo gỡ vướng mắc về đất đai, cấp sổ đỏ
Thủ tướng yêu cầu các Bộ khẩn trương phối hợp cử cán bộ xuống cơ sở nắm tình hình, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, xử lý các vấn đề phát sinh, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan đến địa chính, giải phóng mặt bằng, xác định chủ quyền đất...
-
TP Huế có 138 cơ sở nhà đất dôi dư sau khi sắp xếp cấp xã
TP Huế tái bố trí cho chính quyền cấp xã (mới) 153 cơ sở nhà đất, còn lại 138 cơ sở thuộc diện dôi dư.
-
Phường rộng nhất Hà Nội sau sáp nhập có tới 4 cầu vượt sông, dân số ngang ngửa với quốc đảo phát triển bậc nhất châu Á
Từ ngày 1/7, Hà Nội chính thức vận hành bộ máy mới với 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường sau sáp nhập. Trong số đó, phường Hồng Hà nổi bật không chỉ vì diện tích lớn nhất Thủ đô, mà còn bởi vị trí chiến lược, lịch sử lâu đời và mật độ dân cư “ngan...