Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đến 2030, không gian kinh tế - xã hội các quận huyện, TP Thủ Đức phát triển chia thành 3 tiểu vùng với 9 phân vùng.
Mục tiêu tổng quát là phát triển TP.HCM là đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo. Đồng thời, là thành phố có nguồn nhân lực chất lượng cao, dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại - dịch vụ, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á.
Các tiểu vùng, khu vực khuyến khích phát triển
Theo quy hoạch được phê duyệt, đến 2030, không gian kinh tế - xã hội các quận huyện, TP Thủ Đức phát triển chia thành 3 tiểu vùng với 9 phân vùng.
Cụ thể, tiểu vùng khu vực đô thị trung tâm giữ vai trò là hạt nhân thúc đẩy phát triển TP.HCM, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đông Nam Bộ.
Đến năm 2030, tiểu vùng này bao gồm 16 quận, được chia thành 4 phân vùng, trong đó phân vùng 1 là quận 1; phân vùng 2 gồm các quận 3, 4, 5, 6, 10, 11, Phú Nhuận; phân vùng 3 gồm các quận 7, 8, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú; phân vùng 4 gồm quận 12, Bình Tân.
Tiểu vùng TP Thủ Đức là đô thị loại I, đô thị song hành giữ vai trò là cực tăng trưởng mới, đô thị sáng tạo, tương tác cao và hạt nhân thúc đẩy kinh tế - xã hội của thành phố.
Tiểu vùng khu vực ngoại thành sẽ đẩy mạnh đô thị hóa, hình thành các đô thị vệ tinh kiểu mới, đáng sống, hỗ trợ cho sự phát triển của đô thị trung tâm, gắn kết với phát triển nông nghiệp, đô thị sinh thái và nông thôn mới.
Đến năm 2030, tiểu vùng khu vực ngoại thành được chia thành 5 phân vùng gồm Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ. Tầm nhìn đến năm 2050, tiểu vùng này được sắp xếp lại thành 4 phân vùng gồm phân vùng Củ Chi - Hóc Môn; phân vùng Bình Chánh; phân vùng Nhà Bè - quận 7 và phân vùng Cần Giờ.
Ranh giới các phân vùng trên sẽ được làm chính xác khi lập quy hoạch và đề án sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã.
Các tiểu vùng, trung tâm và các hoạt động kinh tế - xã hội được liên kết thông qua 10 trục gồm 9 trục không gian chủ đạo và 1 trục không gian ven biển gồm:
Bốn trục Đông - Tây: trục ven sông Sài Gòn - Huỳnh Tấn Phát; quốc lộ 22 - Trường Chinh - Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Hữu Thọ; quốc lộ 13 - vành đai 2 - trục động lực phát triển mới phía tây Cần Giờ; tỉnh lộ 10 - vành đai 2 - trục qua Long An (song song quốc lộ 50).
Năm trục Bắc - Nam gồm: trục quốc lộ 1A (xa lộ Đại Hàn); trục qua sân bay (Phạm Văn Đồng - trục qua Long An); Võ Văn Kiệt; Nguyễn Văn Linh; Trần Đại Nghĩa - sân bay Long Thành.
Đồng thời hình thành trục kết nối mới ven biển phía Nam từ Tiền Giang qua Cần Giờ, TP.HCM đến Bà Rịa - Vũng Tàu - Đồng Nai, phục vụ phát triển kinh tế biển.
Các tiểu vùng đô thị và các trục không gian phát triển theo cấu trúc không gian đa trung tâm. Trong đó khu vực đô thị trung tâm (16 quận nội thành) giữ vai trò là hạt nhân, đầu não và động lực tăng trưởng của toàn TP.HCM.
Thành phố Thủ Đức trực thuộc giữ vai trò là cực tăng trưởng mới; sắp xếp khu vực ngoại thành (5 huyện) trên cơ sở hình thành 5 đô thị vệ tinh đến năm 2030 và 4 đô thị vệ tinh tầm nhìn đến năm 2050, là những đô thị trực thuộc TP.HCM.
Dự kiến thu nhập bình quân đầu người khoảng 15.000 USD năm 2030
Về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 8,5 - 9%/năm trong giai đoạn 2021 - 2030. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 385 - 405 triệu đồng, tương đương 14.800 - 15.400 USD.
Tỷ trọng bình quân trong GRDP của khu vực dịch vụ trên 60%, khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 27% (trong đó công nghiệp chế biến chế tạo khoảng 22%), khu vực nông, lâm, thủy sản khoảng 0,4%; phấn đấu tỷ trọng kinh tế số đạt trên 40% GRDP.
Về xã hội, dự báo quy mô dân số thực tế thường trú của TP.HCM đến năm 2030 là khoảng 11 triệu người; đến năm 2050 là khoảng 14,5 triệu người; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội là 7%; chỉ số phát triển con người HDI trên 0,85.
Đảm bảo cơ sở vật chất, trường lớp đạt chuẩn quốc gia: mầm non đạt 60%; tiểu học đạt 80%; trung học cơ sở đạt 70%; trung học phổ thông đạt trên 50%; đạt 600 sinh viên đại học trên 10.000 dân.
-
Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ là đô thị vệ tinh, sau đó mới nâng cấp lên thành phố
Quy hoạch xác định TP.HCM là đô thị đặc biệt, gồm đô thị trung tâm, 6 đô thị trực thuộc là thành phố Thủ Đức và 5 đô thị vệ tinh nâng cấp lên thành phố (gồm Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ).
-
TP.HCM chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành trung tâm tài chính quốc tế
Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM, trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là nơi tập trung các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán hay đầu tư mà còn là nơi hội tụ của tri thức, công nghệ và sự kết nối toàn cầu....
-
Thủ tướng: Cần cơ chế thu hút 5 triệu tỷ đồng đầu tư cho TP.HCM
Chiều 4/1, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị công bố quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác Chính phủ đã dự hội nghị.
-
Novaland rút vốn tại công ty con, dự thu 2.000 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (mã chứng khoán NVL) vừa thông qua việc giảm vốn góp tại công ty con là Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Tân Kim Yến (Tân Kim Yến).