Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa có văn bản số 11663 gửi đến Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM, các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai chấn chỉnh việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động về đất đai.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, luật Đất đai hiện hành quy định: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính về đất đai chịu trách nhiệm thực hiện đúng thẩm quyền và thời gian theo quy định của pháp luật. Không chịu trách nhiệm về những nội dung trong các văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ đã được cơ quan người có thẩm quyền khác chấp thuận, thẩm định, phê duyệt hoặc giải quyết trước đó.
Nghị định số 101/2024 cũng quy định: Đối với tài sản là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu trên giấy chứng nhận (sổ đỏ) đã cấp thì khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động, văn phòng đăng ký đất đai, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc đăng ký trên cơ sở thông tin về tài sản trên sổ đỏ đã cấp, trừ trường hợp người dân, doanh nghiệp có yêu cầu đăng ký thay đổi tài sản.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa chấn chỉnh việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình khi cấp giấy chứng nhận đối với hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai tại TP.HCM.
Người dân, doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc thực hiện giao dịch nếu tài sản đã có thay đổi so với sổ đỏ đã cấp.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục chỉ không tiếp nhận hồ sơ hoặc dừng giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất và trả hồ sơ cho người dân, doanh nghiệp khi có yêu cầu dừng của cơ quan chức năng.
Nghị định số 101/2024 cũng không quy định việc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thực hiện kiểm tra hiện trạng khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động.
Ngoài ra, theo Quyết định số 17/2024 của UBND TP.HCM về quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM đã xác định trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng, UBND cấp huyện, UBND cấp xã.
Trách nhiệm kiểm tra, phát hiện những vi phạm trật tự xây dựng thuộc cán bộ, công chức, thanh tra viên được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng.
Như vậy, theo các quy định nêu trên, đối với tài sản là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu trên sổ đỏ đã cấp, Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM và các chi nhánh giải quyết hồ sơ đăng ký biến động trên cơ sở thông tin về tài sản trên sổ đỏ đã cấp (trừ trường hợp người dân có yêu cầu đăng ký thay đổi tài sản).
Việc kiểm tra xác minh hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng sai phép, không phép không được quy định trong trình tự, thủ tục đăng ký biến động và cũng không thuộc chức năng, nhiệm vụ của văn phòng đăng ký đất đai.
Việc không tiếp nhận hồ sơ hoặc dừng giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất và trả hồ sơ cho người dân nếu có vi phạm xây dựng sẽ thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và phải đảm bảo theo quy định.
“Tuy nhiên, hiện nay Sở Tài nguyên và Môi trường vẫn nhận được nhiều thông tin phản ánh một số chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai vẫn kiểm tra hiện trạng khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động đối với nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu trên sổ đỏ.
Việc này là thêm thủ tục, không đúng chủ trương cải cách hành chính và không đúng quy định, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân”, Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết.
Do đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM và chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các quận, huyện và TP.Thủ Đức thực hiện theo đúng quy định nêu trên khi giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đối với nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu trên sổ đỏ.
-
Vụ người dân nữa đêm đi làm thủ tục đất đai: Bộ Tài nguyên và Môi trường lên tiếng!
Ngày 16/5/2022, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Lê Minh Ngân ký Công văn số 2581/BTNMT-TCQLĐĐ gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc một số giải pháp tăng cường công tác quản lý đất đai trong tình hình hiện nay.
-
Những dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào tại TP.HCM về đích năm 2024?
Trong năm 2024, nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng tại TP.HCM hoàn thành đưa vào khai thác. Ân tượng nhất trong số này là tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Tuyến metro đầu tiên của TP.HCM phải mất 17 năm để hoàn thành kể từ ngày được phê...
-
Tin vui cho người dân tại TP.HCM
Trước thềm Tết Nguyên đán 2025, 4 cây cầu huyết mạch gồm Phước Long, Tăng Long, Tân Kỳ - Tân Quý, và Bà Hom đang trong giai đoạn nước rút để kịp thông xe, sẽ giúp giảm tải tình trạng ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ thành phố. Đây là tin vui lớn cho...
-
Hiện trạng con đường dài 600m nhưng tốn hơn 1.000 tỷ đồng để mở rộng ở TP.HCM
Dự án nâng cấp mở rộng đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh) chỉ có chiều dài 600m nhưng sẽ tiêu tốn đến 1.067 tỉ đồng. Gần 1.000 tỉ trong tổng vốn đầu tư sẽ dùng để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng....