Chiều 17/4, tại họp báo kinh tế - xã hội, ông Võ Ngọc Quốc Thuận, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM đã thông tin về việc sắp xếp các đơn vị hành chính đến thời điểm này, theo Báo Tuổi Trẻ.
TP.HCM dự kiến có 168 phường, xã sau sáp nhập với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Vừa qua Hội nghị Thành ủy lần 39, khóa XI TP.HCM họp và thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở TP.HCM từ 273 còn 102 đơn vị. 102 đơn vị bao gồm 78 phường và 24 xã. Như vậy đơn vị hành chính cấp xã ở TP.HCM giảm đi 171 đơn vị (tỉ lệ giảm 62,64%).
Về quy mô dân số, TP.HCM có 62 đơn vị hành chính dưới 100.000 dân, 23 đơn vị từ 100.000 đến 150.000 dân và 17 đơn vị từ 150.000 đến 200.000 dân.
Tương tự, tỉnh Bình Dương dự kiến cắt giảm từ 91 xuống còn 36 đơn vị hành chính cấp xã, còn Bà Rịa - Vũng Tàu điều chỉnh từ 77 còn 30. Sau khi hoàn tất việc sắp xếp tại ba địa phương nói trên, tổng số đơn vị hành chính cơ sở mới sẽ là 168 phường, xã, vẫn giữ nguyên các đơn vị hành chính Thạnh An và Côn Đảo.
Đến nay 168 phường, xã của 3 địa phương đều đã rà soát tránh việc trùng lắp tên gọi và bất cập ở những khu vực giáp ranh. Các địa phương cũng phối hợp tổ chức lấy ý kiến nhân dân về đề án sắp xếp cấp tỉnh.
3 địa phương cũng đã trao đổi phương án về sử dụng tài sản công, bố trí trụ sở hành chính, bố trí nguồn nhân lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo tính phù hợp.
Theo dự thảo đề án sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh, TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ thực hiện sáp nhập. Đơn vị hành chính mới là TP.HCM, thành phố trực thuộc Trung ương.
TP.HCM sau sắp xếp, sáp nhập sẽ có diện tích hơn 6.700km2, quy mô dân số hơn 13,7 triệu người, hình thành siêu đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ.
-
Sau Sáp Nhập, địa phương này sẽ thành siêu đô thị 2,2 triệu tỷ và là Trung tâm kinh tế Việt Nam
Ngày 12/4/2025, Nghị quyết số 60-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua kế hoạch giảm số đơn vị hành chính cấp tỉnh từ 63 xuống 34, tạo động lực tái cấu trúc kinh tế và nâng cao hiệu quả quản lý. Trong đó, sự hợp nhất TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu được kỳ vọng hình thành một siêu đô thị với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 2,2 triệu tỷ đồng, trở thành trung tâm kinh tế dẫn đầu Việt Nam.
-
Sáp nhập TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu và tầm nhìn quy hoạch năm 2030
Theo Nghị quyết số 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TPHCM; lấy tên là TPHCM, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại TPHCM.
-
Thông tin mới nhất về Danh sách và tên gọi dự kiến 34 tỉnh sau sáp nhập
Vào ngày 12/4/2025, Hội nghị Trung ương 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 60-NQ/TW, trong đó thống nhất chủ trương sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, giảm từ 63 tỉnh, thành phố hiện nay xuống còn 34 đơn vị, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.








-
TP.HCM khi sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu có thể trở thành trung tâm kinh tế tầm khu vực
TP.HCM đang chuẩn bị bước vào một thời khắc lịch sử khi đề án sáp nhập với hai tỉnh liền kề là Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu đã được HĐND thành phố thông qua và trình Chính phủ trước ngày 1/5. Nếu được chấp thuận, siêu đô thị mới mang tên TP.HCM sẽ...
-
Đề xuất "giải thể" cấp huyện, tinh gọn Viện kiểm sát từ 4 xuống 3 cấp
Tại phiên họp sáng 8/5, Quốc hội bắt đầu xem xét dự thảo Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (sửa đổi) với một trong những thay đổi lớn nhất: tinh gọn hệ thống Viện kiểm sát từ 4 cấp xuống còn 3 cấp, gồm Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao, VKSND ...
-
Thị xã cao nhất Việt Nam sẽ chuyển sang mô hình mới
Theo kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, bắt đầu từ ngày 1/7/2025, Sa Pa sẽ chia tay danh xưng "thị xã" để chuyển sang mô hình mới – từ 16 xã, phường rút gọn chỉ còn 1 phường và 5 xã.