Theo đó, các khu công nghiệp này sẽ được chú trọng xây dựng theo mô hình KCN xanh, “sạch” và được ưu tiên phát triển theo các nhóm ngành công nghiệp đã được lựa chọn trên cơ sở các tiêu chí, chính sách trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Đồng Nai.
Trong đó, hiện Đồng Nai đang có 33 khu công nghiệp được thành lập với tổng điện tích đất 10.514,69 ha.
Phân bố khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai
4 khu công nghiệp mở rộng đã được đưa vào quy hoạch phát triển KCN do Thủ tướng phê duyệt có tổng điện tích đất 509,2 ha.
6 khu công nghiệp mở mới đã được đưa vào quy hoạch phát triển KCN do Thủ tưởng phê duyệt có tổng điện tích đất 5375 ha.
11 khu công nghiệp được đề xuất phát triển trong giai đoạn 2021-2030 có tổng diện tích 2973 ha.
3 khu công nghiệp được đưa ra khỏi quy hoạch phát triển KCN, trong đó có 1 KCN hiện hữu (KCN Biên Hòa 1) đã được Thủ tướng phê duyệt loại bỏ.
Tháng 4/2024, HĐND tỉnh Đồng Nai đã biểu quyết thông qua nghị quyết hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ hồ sơ để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định gồm: Tờ trình của UBND tỉnh về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; báo cáo Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt);…
Dự thảo cũng nêu rỏ, tên cụ thể, phạm vi ranh giới và diện tích đất sử dụng của từng khu công nghiệp: sẽ được xác định chuẩn xác khi thực hiện đo đạc, lập sơ đồ địa chính, lập quy hoạch phân khu và lập các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án theo quy định.
Diện tích đất dự kiến quy hoạch khu công nghiệp là diện tích có tính đến định hướng dài hạn. Việc triển khai các dự án khu công nghiệp trong thời kỳ 2021-2030 phải phù hợp với chỉ tiêu đất khu công nghiệp phân bổ cho từng khu công nghiệp trên cơ sở tổng chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp quốc gia phân bổ cho tỉnh Đồng Nai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đối với các khu công nghiệp nằm ở phía thượng nguồn song Đồng Nai, sông Buông… chỉ chấp thuận đầu tư các dự án có quy trình sản xuất không sử dụng nước hoặc phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn tái sử dụng, thực hiện tuần hoàn nước, không có nước thải công nghiệp xả thải ra môi trường.
Theo định hướng từ nay đến năm 2030 sẽ bố trí quỹ đất phát triển các khu công nghiệp tập trung nhiều tại huyện Long Thành 5.483ha; huyện Cẩm Mỹ 2.556ha; huyện Nhơn Trạch 3.907ha; huyện Trảng Bom 2.321ha; thành phố Biên Hoà 1.412ha; huyện Thống Nhất 976ha; huyện Xuân Lộc 609ha… và bố trí quỹ đất cho phát triển các cụm công nghiệp tập trung nhiều tại huyện Vĩnh Cửu 446ha; huyện Long Thành 343ha; huyện Trảng Bom 181ha; huyện Thống Nhất 217ha… |
-
Đồng Nai thông qua Nghị quyết trình Thủ tướng Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030
HĐND tỉnh Đồng Nai vừa biểu quyết thông qua nghị quyết hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Cầu lớn nhất trên tuyến Vành đai 3 nối Nhơn Trạch với TP.HCM sẽ đạt cột mốc quan trọng trước Tết Nguyên đán 2025
Cầu Nhơn Trạch nằm trên tuyến Vành đai 3 TP.HCM nối huyện Nhơn Trạch với TP. Thủ Đức (TP.HCM) dự kiến sẽ được hợp long toàn bộ trước Tết Nguyên đán 2025. Đây là cây cầu có quy mô lớn nhất thuộc dự án Vành đai 3....
-
Mạng lưới cao tốc, vành đai, đường sắt kết nối với sân bay lớn nhất Việt Nam sẽ được đầu tư như thế nào?
Để phát huy tối đa hiệu quả khai thác của sân bay quốc tế Long Thành, một mạng lưới giao thông kết nối với sân bay này đã và sẽ được đầu tư xây dựng trong thời gian tới.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam sắp được rót thêm vốn để xây nhà máy tại Đồng Nai, quy mô dự án gấp 2,6 lần vốn chủ
Dự án nhà máy sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép với công suất 150.000 tấn/năm của Thép Nhà Bè được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....