28/03/2013 10:01 AM
Cục Thuế TP.HCM cho biết, hiện còn gần 5.000 hồ sơ đóng tiền sử dụng đất (SDĐ) của các hộ gia đình, cá nhân bị tắc tại các chi cục thuế quận, huyện vì đang chờ hướng dẫn cách tính tiền sử dụng đất. Đây là những hồ sơ đã nộp từ tháng 10.2009 đến trước ngày 1.3.2011.

Bà Hoàng Thị Hương Giang, ngụ tại phường Tăng Nhơn Phú, quận 9, TP.HCM, cho biết, bà có 1.000m2 đất cây lâu năm đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, khi bà đến nộp thuế để chuyển mục đích lên đất ở thì chi cục Thuế quận 9 không thu với lý do đất của bà thuộc diện “nộp hồ hơ trước ngày 1.3.2011, nên phải chờ hướng dẫn của UBND TP.HCM”.

Theo chi cục Thuế quận 9, hiện có rất nhiều trường hợp thuộc diện hồ sơ trước ngày 1.3.2011 xin nộp tiền sử dụng đất như bà Giang nhưng chi cục Thuế quận không dám thu vì chưa có hướng dẫn. Trao đổi với phóng viên, ông Trần Đình Cử, phó cục trưởng cục Thuế TP.HCM, cho biết, sở dĩ có lý do nêu trên vì trước thời điểm 1.10.2009 tiền SDĐ của các hộ gia đình, cá nhân được tính theo bảng giá đất do UBND thành phố ban hành hàng năm. Tuy nhiên, khi nghị định 69 có hiệu lực đã quy định thu tiền SDĐ sát giá thị trường. Từ đây, việc thu tiền đã bị ách do khó xác định được đâu là giá thị trường. Đến cuối năm 2010, Chính phủ đã ban hành nghị định 120 có hiệu lực ngày 1.3.2011 cho phép thu khoản tiền trên theo hệ số K. Ngay sau đó, UBND TP.HCM ban hành quyết định 64 hướng dẫn về hệ số K áp dụng để tính thu tiền SDĐ nhưng cũng chỉ giải quyết được không quá 1% số hồ sơ đóng tiền SDĐ đang bị tồn đọng và tiếp tục có những vướng mắc phát sinh.

Để gỡ rối, tháng 7.2012, UBND thành phố tiếp tục ban hành quyết định 28 quy định về hệ số K để tính tiền SDĐ theo giá thị trường. Cục Thuế thành phố đã thông báo cho các chi cục thuế chỉ áp dụng phương pháp tính này cho những hồ sơ nộp từ sau ngày 1.3.2011, còn những hồ sơ trước ngày 1.3.2011 phải chờ hướng dẫn của bộ Tài chính do nghị định 120 chưa có quy định cụ thể đối với những trường hợp này.

Theo cục Thuế thành phố, hiện nay số hồ sơ tồn đọng từ các chi cục thuế đã lên đến con số gần 5.000 và cục đã có văn bản xin ý kiến bộ Tài chính, tổng cục Thuế. Sau khi có văn bản phúc đáp của hai cơ quan trên, tháng 7.2012, cục Thuế thành phố có văn bản trình xin ý kiến UBND thành phố xử lý theo hướng: những hồ sơ hợp lệ trước ngày 1.3.2011 thì giá đất để tính tiền sử dụng đất là giá đất theo quyết định do UBND thành phố ban hành hàng năm tại thời điểm kê khai và nộp đủ hồ sơ. Tháng 11.2012, UBND TP.HCM có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cách tính thu tiền sử dụng đất ở vượt hạn mức của hộ gia đình, cá nhân trước ngày 1.3.2011 hoặc cho phép thành phố áp dụng giá đất do UBND thành phố công bố hàng năm để thu tiền SDĐ. Trong văn bản này, thành phố cũng kiến nghị Chính phủ nói rõ: Trong trường hợp thành phố phải thu tiền sử dụng đất sát giá thị trường thì bắt đầu áp dụng từ thời điểm nào? Đồng thời, thành phố có được áp dụng hệ số tiền SDĐ (hệ số K) mà thành phố đã ban hành theo hướng dẫn của bộ Tài chính hay không? Tuy nhiên, theo ông Cử, đến nay TP.HCM vẫn chưa nhận được hướng dẫn mới từ Chính phủ cũng như bộ Tài chính, nên việc thu tiền sử dụng đất với những hồ sơ trước ngày 1.3.2011 vẫn tiếp tục bị tắc.

  • Ai “chết” khi bất động sản “rơi tự do”?

    Ai “chết” khi bất động sản “rơi tự do”?

    CafeLand - Trong khi các chính sách của Chính phủ đang tập trung dồn lực để hỗ trợ thị trường thì mới đây Tiến sĩ Alan Phan đã phát biểu trên báo chí rằng “nên để thị trường bất động sản rơi tự do”. Ý kiến này của ông đã vấp phải sự phản đối của nhiều người, trong đó có cả các doanh nghiệp và hiệp hội bất động sản. Vậy nếu để thị trường bất động sản rơi tự do như ý kiến nêu trên thì ai sẽ là người “chết” ?<br/br>

  • Tương lai của gói 30 nghìn tỷ đồng cho địa ốc?

    Tương lai của gói 30 nghìn tỷ đồng cho địa ốc?

    Gần 3 tháng kể từ khi có Nghị quyết 02 của Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, để hưởng ứng Nghị quyết này, một Thông tư của Ngân hàng Nhà nước đang được dự thảo, về việc dành một gói tín dụng ưu đãi 30 nghìn tỷ đồng cho địa ốc. <br/br>

  • Nhà nước lại quản chất lượng công trình!

    Nhà nước lại quản chất lượng công trình!

    “Nhà nước quay trở lại chịu trách nhiệm trước người dân về chất lượng công trình và chống thất thoát lãng phí cho công trình có vốn từ ngân sách. <br/br>

Tùng Quang (Sài Gòn tiếp thị)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.