Ảnh minh họa
Theo đó, quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2.000) phường An Tây, thành phố Huế có diện tích 967,91 ha. Ranh giới cụ thể có phía Bắc giáp với các phường Trường An, Phước Vĩnh, An Cựu và An Đông; phía Nam và phía Đông giáp với phường Thủy Dương, thị xã Hương Thuỷ; phía Tây giáp với phường Thủy Xuân và xã Thủy Bằng, thành phố Huế.
Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2.000) phường An Tây, thành phố Huế có tính chất là khu đô thị phía Tây Nam thành phố Huế, bao gồm các khu dân cư chỉnh trang kết hợp xây dựng mới với hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và các khu chức năng khác bổ sung cho khu vực chỉnh trang đô thị.
Đây còn là khu vực bảo vệ cảnh quan đồi núi, không gian cảnh quan đô thị, bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử; là khu vực dự kiến hình thành đô thị Đại học trong tương lai.
Mục tiêu quy hoạch nhằm cụ thể hóa định hướng về tổ chức và phân khu chức năng theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, góp phần quan trọng trong việc khai thác quỹ đất phù hợp và hiệu quả.
Bên cạnh đó, hình thành khu vực phát triển du lịch sinh thái và các khu dịch vụ với đầy đủ chức năng nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu sử dụng dịch vụ cao cấp của du khách trên cơ sở quy hoạch đồng bộ, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, mang tính đặc trưng riêng của tỉnh Thừa Thiên Huế,…
Trong vấn đề về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan, đồ án quy hoạch vừa được phê duyệt cũng đã cho biết nhiều nội dung liên quan đến cơ cấu không gian chính; cơ cấu phân khu chức năng; bố cục không gian quy hoạch các khu chức năng trong đô thị; quy hoạch bảo tồn và phát huy các giá trị hệ thống di tích lịch sử, tôn giáo và tín ngưỡng trong khu vực; trục không gian chủ đạo.
Đơn cử, trên cơ sở phân vùng quy hoạch đồ án đề xuất phương án cơ cấu quy hoạch các khu chức năng chính như sau:
Khu 1: Phát triển hai bên tuyến đường Hồ Đắc Di, với chức năng giáo dục (Đại học Huế). Các công trình đối ngoại của cơ sở giáo dục được khuyến khích mở ra phía đường Võ Văn Kiệt để tạo bộ mặt đô thị và tạo cơ hội phát triển. Mở rộng Đại học Huế về phía Nam, hướng đến trở thành đô thị đại học trong tương lai.
Khu 2: Chỉnh trang và phát triển tuyến đường vành đai Võ Văn Kiệt với vai trò đầu mối giao thông kết nối (bến xe công cộng, bãi xe trung tâm,…), hoạt động đa chức năng (văn hóa, giáo dục, dịch vụ, thương mại,...) và quảng trường trung tâm với không gian thân thiện cho người đi bộ. Đây là tuyến đường với các công trình điểm nhấn, là tuyến trung tâm nối dài của Khu A – Khu đô thị mới An Vân Dương là đường vành đai III của thành phố Huế.
Khu 3: Bảo tồn các di tích, nhà thờ, và công trình lịch sử khác trong khu dân cư, tạo thành các khu vực và các tuyến đường lịch sử, văn hóa. Hình thành các cụm tiểu khu ở và dịch vụ mới thông qua các vị trí đất chưa sử dụng, đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm không hiệu quả ở khu vực Tây Nam của phường nhằm kết nối với phường Thủy Xuân.
Khu 4: Khoanh vùng, chỉnh trang, từng bước di dời các khu nghĩa trang hiện hữu trên núi, thông qua việc hình thành các tuyến đường kết hợp hình thành dự án hai bên đường để phát triển hạ tầng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Chỉnh trang và phát triển khu rừng thông thành không gian xanh cảnh quan thiên nhiên quan trọng của phường An Tây. Hình thành các cụm tiểu khu ở và dịch vụ mới thông qua các vị trí đất chưa sử dụng, đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm không hiệu quả ở khu vực Tây Nam của phường nhằm kết nối với phường Thủy Xuân.
Khu 5: Chỉnh trang và phát triển thành các cụm công trình du lịch, văn hóa lịch sử nối kết với nhau qua các tuyến giao thông xanh. Duy trì khu ở dân cư chỉnh trang dạng nhà vườn.
-
Dòng vốn đầu tư lớn đổ bộ vào Thừa Thiên Huế
Đón đầu xu hướng phát triển mới, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đổ về Thừa Thiên Huế đầu tư hàng loạt dự án quy mô lớn. Việc trở thành đô thị trực thuộc Trung ương trước năm 2025 sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đầu tư phát triển đô thị, cũng như thúc đẩy làn sóng đầu tư mới đổ bộ vào tỉnh,…
-
Cầu vượt biển gần 3.500 tỷ đồng ở khu vực vừa lên thành phố trực thuộc Trung ương sắp đạt cột mốc quan trọng
Dự án đường ven biển và cầu qua cửa Thuận An (TP. Huế) có tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng sắp được hợp long. Đây là hạ tầng rất quan trọng tại khu vực vừa lên thành phố trực thuộc Trung ương này....
-
Ai sẽ là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội gần 1.800 tỷ đồng ở khu vực vừa lên thành phố trực thuộc Trung ương?
Tỉnh Thừa Thiên Huế đang mời gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư dự án nhà ở xã hội quy mô gần 1.600 căn hộ, tổng vốn đầu tư gần 1.800 tỷ đồng trên địa bàn thành phố Huế.
-
Hé lộ thời điểm thông xe cầu vượt hơn 2.200 tỷ đồng tại thành phố thứ 6 trực thuộc Trung ương của Việt Nam
Dự kiến ngày tháng 3/2025, cầu vượt sông Hương với tổng vốn đầu tư hơn 2.280 tỷ đồng sẽ chính thức thông tuyến, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong phát triển giao thông và đô thị của TP.Huế....