Một dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Lưu Bang
6 năm thu hút 259 dự án với hơn 86.000 tỷ đồng
Ngày 21/8, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế có báo cáo số 116/BC-ĐGS về kết quả giám sát tình hình thực hiện các dự án đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 đến năm 2022.
Trong báo cáo, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, giai đoạn 2017 – 2022 trên địa bàn tỉnh có 259 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 86.000 tỷ đồng được cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong đó có 36 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 19.316 tỷ đồng, chiếm 22,4% tổng vốn đăng ký.
Trong tổng số 259 dự án nói trên, đến nay đã có 128 dự án đi vào hoạt động; 65 dự án đang triển khai thực hiện; 24 dự án chậm tiến độ; 22 dự án ngừng triển khai, không triển khai; 20 dự án đã chấm dứt hoạt động.
Cụ thể, tại Khu kinh tế, các khu công nghiệp tỉnh có 65 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký đầu tư 31.132,4 tỷ đồng. Trong đó có 30 dự án hoàn thành đi vào hoạt động; 16 dự án đang triển khai thực hiện; 9 dự án chậm tiến độ; 5 dự án ngừng triển khai, không triển khai; 5 dự án đã chấm dứt hoạt động.
Tại địa bàn các huyện, thị xã và thành phố Huế có 194 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 54.965,4 tỷ đồng. Trong đó có 98 dự án hoàn thành đi vào hoạt động; 49 dự án đang triển khai thực hiện; 15 dự án chậm tiến độ; 17 dự án ngừng triển khai, không triển khai; 15 dự án đã chấm dứt hoạt động.
Báo cáo cũng chỉ ra những hạn chế trong việc thực hiện các dự án đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 đến năm 2022. Đơn cử, vẫn còn 66 dự án chậm tiến độ, ngừng triển khai, không triển khai, chấm dứt hoạt động. Trong khi đó các dự án đi vào hoạt động chủ yếu là dự án nhỏ và vừa, có diện tích đất thực hiện đạt thấp so với diện tích được giao đất.
Bên cạnh đó, vốn giải ngân thực tế đạt thấp hơn nhiều so với tổng vốn đầu tư đăng ký, với khoảng 13.802 tỷ đồng trên tổng số 86.097,8 tỷ đồng,…
Thừa Thiên Huế đang đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng, phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trunng ương trước năm 2025. Ảnh: Lưu Bang
Cơ hội mới
Thừa Thiên Huế đang phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025. Việc trở thành đô thị trực thuộc Trung ương sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, đầu tư phát triển đô thị, cũng như thúc đẩy làn sóng đầu tư mới đổ bộ vào tỉnh,…
Ông Lê Trường Lưu – Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế vừa ký ban hành Chỉ thị số 42-CT/TU về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế yêu tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, các nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy và Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Bên cạnh đó, rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu; các chương trình, đề án trọng điểm; tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; tăng cường chỉ đạo, đôn đốc việc tổ chức thực hiện, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2023, tạo tiền đề để hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cũng yêu cầu khẩn trương xây dựng hoàn thành, bảo đảm chất lượng, tiến độ các quy hoạch, đề án đã được đề ra, trọng tâm là: Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án phân loại đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương; Đề án phân loại đô thị loại 4 đối với đô thị Phong Điền; Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính Thừa Thiên Huế; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065.
Đồng thời, triển khai hiệu quả Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế,…
Mới đây, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 có diện tích 4.947 km2, gồm 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố.
Mục tiêu quy hoạch xác định đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành đô thị trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao.
Đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu.
Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 với tính chất, chức năng là đô thị loại I hướng tới thành phố trực thuộc Trung ương có tiêu chí đặc thù; là đô thị bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô, bản sắc văn hóa Huế; đô thị đặc sắc về sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
Thừa Thiên Huế sẽ là cực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ về kinh tế biển, kinh tế du lịch, trung tâm lớn của cả nước về khoa học - công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế đa ngành chất lượng cao; trung tâm du lịch quốc tế;…
-
Để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025, Thừa Thiên Huế cần phải làm gì?
Ông Lê Trường Lưu – Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế vừa ký ban hành Chỉ thị số 42-CT/TU về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025.
-
Tin vui cho người lao động tại thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam
Ngày 14/1, tại thành phố Huế, Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế và Tập đoàn Changan Automobile (Trung Quốc) đã ký kết hợp tác và công bố kế hoạch xây dựng Nhà máy sản xuất ô tô du lịch 5-7 chỗ ngồi....
-
Thành phố trực thuộc Trung ương “trẻ nhất” Việt Nam mời gọi đầu tư khu đô thị gần 1.200 tỷ đồng
Dự án đô thị đang được TP. Huế mời gọi doanh nghiệp đầu tư có quy mô 18.551m2 tại phường Thủy Vân, quận Thuận Hóa. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 1.200 tỷ đồng.
-
Khu vực vừa lên thành phố Trực thuộc Trung ương sắp đấu giá 81 lô đất, giá chỉ từ 3 triệu đồng/m2
Trong hai tháng đầu năm 2025, thành phố Huế sẽ tổ chức đấu giá 81 lô đất trên địa bàn hai huyện Phú Lộc và Phong Điền. Giá khởi điểm chỉ từ 3 triệu đồng/m2.