Trước thông tin UBND TPHCM sẽ phân loại dự án chậm triển khai (kể cả đang đền bù dở dang) để thu hồi, giới đầu tư kinh doanh BĐS cho rằng rất khó để thực hiện việc này đối với các dự án nhà ở.

Phân loại dự án xem xét

Theo thống kê của Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, hiện trên địa bàn TP có 448 dự án có quyết định thu hồi, giao đất và chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích hơn 6.835ha, để thực hiện dự án nhà ở chưa hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng dự án.

Trong đó có 43 dự án (2.492ha) có tỷ lệ bồi thường dưới 50%. Đối với các dự án này, UBND TP giao cho quận/huyện rà soát xác định dự án có tiến độ chậm bồi thường, giải phóng mặt bằng. Nếu nguyên nhân do chủ đầu tư, sẽ giao cho UBND quận/huyện đề xuất xử lý trình UBND TP ban hành quyết định thu hồi dự án hoặc hủy bỏ quyết định thu hồi đất.

Với 29 dự án (896ha) tỷ lệ bồi thường từ 50-80% sẽ giao cho UBND quận/huyện xem xét xác định cụ thể nguyên nhân khi xử lý: tính khả thi của dự án, năng lực vốn của chủ đầu tư, quy mô dự án, quy hoạch còn phù hợp…

Nếu chấp thuận cho chủ đầu tư tiếp tục thực hiện dự án, cần có cam kết tiến độ, điều kiện, thời gian hoàn tất dự án; giao UBND quận/huyện phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng xem xét theo dõi tiến độ, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn cho chủ đầu tư.

Nếu chủ đầu tư không thể tiếp tục thực hiện dự án do khó khăn, vướng mắc bồi thường giải phóng mặt bằng phần diện tích còn lại, giao UBND quận/huyện rà soát quy hoạch, nghiên cứu cho điều chỉnh ranh quy hoạch dự án, điều chỉnh giảm quy mô dự án không ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng…

Với 90 dự án (1.880ha) tỷ lệ bồi thường từ 80% đến dưới 100%, xem xét xử lý tương tự như các trường hợp bồi thường từ 50-80%.

Tuy nhiên, đối với các dự án thuộc diện Nhà nước thu hồi đất theo Nghị định 84 ngày 13-8-2007 của Chính phủ mà chủ đầu tư đã bồi thường được 80% trở lên, nay không thể tiếp tục thỏa thuận sẽ giao UBND quận/huyện làm việc với chủ đầu tư xem xét, nếu thấy cần thiết sẽ đề xuất hỗ trợ chủ đầu tư thủ tục thu hồi phần diện tích còn lại đế sớm hoàn tất dự án.

Không thể đánh đồng

Tình trạng nhiều dự án kéo dài do công tác bồi thường dở dang khá phổ biến. Có những dự án chỉ còn 10% nhưng kéo dài đến 10 năm không giải tỏa được khiến dự án dậm chân tại chỗ. Do đó TP đưa ra một số giải pháp để xử lý những dự án dở dang là hoàn toàn cần thiết.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn. Ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Đầu tư Xây dựng Tân Thuận, cho rằng những dự án đền bù dở dang hiện nay hầu hết đều được đền bù với giá rất cao trước đó. Nay thị trường khó khăn, BĐS rớt giá, nếu dự án bị thu hồi Nhà nước sẽ tính lại với chủ đầu tư theo giá nào?

Không ít dự án bị “tê liệt” do đền bù dở dang. Ảnh: TRÀ GIANG

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, nói: “Nếu Nhà nước thu hồi dự án đền bù dở dang doanh nghiệp sẽ phá sản. Mà thực tế nếu có thu hồi Nhà nước cũng chẳng đủ sức để đền bù lại cho doanh nghiệp, bồi thường theo giá nào? Giá doanh nghiệp đã đền bù hay bảng giá đất của TP ban hành và ai sẽ thay thế làm chủ đầu tư mới?”.

Theo ông Đực, tùy theo quy mô dự án có thể cho phép doanh nghiệp đầu tư dự án thành phần trên phần diện tích đã đền bù xong. Đó là giải pháp tốt nhất hiện nay vì thu hồi là không khả thi.

Ông Lâm Trúc Nhỏ, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hưng Thuận, cho rằng nếu cứ đến bù từ 30-50% và dự án chậm tiến độ sẽ xem xét thu hồi là cứng nhắc. Chẳng hạn 30% của một dự án có quy mô 500ha với 30% của một dự án 10ha sẽ hoàn toàn khác nhau. “Trong tình hình hiện nay, nếu dự án 500ha mà đã bồi thường được 30% cũng rất đáng quý” - ông Nhỏ nói.

Nhiều doanh nghiệp BĐS cho rằng, phải xem xét từng trường hợp cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp. Hiện nay doanh nghiệp đã rất khó khăn, nếu không minh bạch sẽ đẩy doanh nghiệp vào chỗ chết.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, có những dự án nhà ở doanh nghiệp đã đền bù dở dang với số tiền vài trăm tỷ đồng bằng nguồn vốn vay ngân hàng. Nay nếu bị thu hồi doanh nghiệp chắc chắn sẽ “chết”, nhưng nếu để dự án kéo dài trong khi thị trường chưa hồi phục, doanh nghiệp cũng rất khó khăn.

  • Hết thời “làm liều”

    Hết thời “làm liều”

    Việc Hà Nội và TPHCM liên tục đưa ra các chính sách cứng rắn đối với các doanh nghiệp BĐS đang khiến nhiều người cho rằng thị trường đang dần trở nên thực chất và minh bạch hơn. <br/br>

  • Mong manh cổ phiếu bất động sản

    Mong manh cổ phiếu bất động sản

    Kể từ đầu tháng 12.2012 đến nay, TTCK đã có một chuỗi ngày tăng điểm gần như không ngừng nghỉ. Trong đó, cổ phiếu (CP) bất động sản (BĐS) là một trong những nhóm CP tăng mạnh nhất trên sàn trong đợt phục hồi này. Tuy nhiên, sự phập phồng của dòng CP này vẫn luôn là điều mà nhà đầu tư lo ngại. <br/br>

  • Phó thủ tướng: “Rất khó để hạ nhiệt giá nhà”

    Phó thủ tướng: “Rất khó để hạ nhiệt giá nhà”

    Trước cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản cuối tuần qua, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM đã có một bức thư dài 5 trang gửi đến các quan chức của Chính phủ, Bộ Xây dựng, Ban chỉ đạo…, trong đó nói rõ nhưng suy tư của mình về thực tại thị trường bất động sản hiện nay. <br/br>

Đỗ Trà Giang (Sài Gòn đầu tư tài chính)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.