25/02/2013 11:41 AM
Kể từ đầu tháng 12.2012 đến nay, TTCK đã có một chuỗi ngày tăng điểm gần như không ngừng nghỉ. Trong đó, cổ phiếu (CP) bất động sản (BĐS) là một trong những nhóm CP tăng mạnh nhất trên sàn trong đợt phục hồi này. Tuy nhiên, sự phập phồng của dòng CP này vẫn luôn là điều mà nhà đầu tư lo ngại.

Cơn chấn động vào ngày 21.2 của TTCK vừa qua đã khiến thị trường chao đảo, và lẽ tất nhiên một lần nữa CP BĐS lại là một trong những nhóm CP sụt giảm mạnh nhất. Và cho đến nay, xu hướng đi xuống tiếp tục lấn lướt nhóm CP này. Trên cả 2 sàn, các mã ngành địa ốc chỉ le lói vài sắc xanh, số còn lại đều nhuộm đỏ, trong đó có nhiều mã trượt sàn.

Sự thật, CP BĐS, chứng khoán và ngân hàng thường là những CP có mức biến động mạnh nhất trên sàn. Đây là một điều dễ hiểu vì ngành này thường nhạy cảm với thông tin vĩ mô. Đặc biệt, từ khi thị trường BĐS lao dốc, CP của ngành này cũng lâm vào tình trạng “mong manh dễ vỡ” mỗi khi TTCK có một sự biến động mạnh. Giá tăng đã khó, nhưng chỉ cần một chấn động thì lại giảm không phanh. Trong đợt giảm điểm này CP BĐS là một trong những nhóm giảm mạnh nhất vì vốn đã tăng khá mạnh trước đó. Do vậy, trước bất kỳ một hiện tượng nào có thể tạo ra rủi ro lập tức bị bán tháo.

Đây là một phản ứng bản năng có tính chất “bầy đàn” của nhà đầu tư, nhưng lại là một chiến lược được các chuyên gia khuyến nghị. Không ít chuyên viên phân tích của các CTCK đều đồng quan điểm khi cho rằng sau cú chấn động này, giá CP BĐS sẽ khó mà hồi phục lại nhanh. Sức nóng ở nhóm CP BĐS vừa qua chỉ là sóng ngắn của dòng tiền đầu cơ chứ không dựa trên bức tranh hoạt động kinh doanh của DN. Hiện tại, thị trường chưa cho thấy tín hiệu để khuyến nghị mua CP ngành này. Do đó, với các chuyên gia thì CP BĐS có lẽ chỉ thích hợp với nhà đầu tư nắm giữ dài hạn.

Ai cũng biết, nếu thị trường BĐS hồi phục, doanh nghiệp BĐS chắc chắn sẽ có chuyển biến tích cực. Vấn đề là chừng nào thị trường BĐS hồi phục? Chúng ta chỉ mới nhìn thấy những hứa hẹn từ chính sách, còn sự chuyển động thực sự vẫn chưa diễn ra. Vì thế, chưa thể hy vọng tác động từ chính sách sẽ được thể hiện ngay trên kết quả kinh doanh quý II, quý III tới. Các doanh nghiệp BĐS có lẽ sẽ còn phải “chiến đấu” với những khó khăn trong một thời gian nữa.

Mới đây, CTCK BIDV (BSC) đã đưa một khuyến cáo hết sức bi quan đối với ngành BĐS. Các chuyên gia của BSC cho rằng sức hấp dẫn của ngành BĐS trong năm 2013 là rất thấp, chỉ quay trở lại khi có sự linh hoạt của hệ thống ngân hàng đối với tín dụng BĐS. Đặc biệt, sức hấp dẫn của thị trường BĐS sẽ phụ thuộc khi các gói giải cứu của Chính phủ được thực hiện. Trong ngắn hạn, NĐT có thể xem xét đầu tư, khi thị trường có dấu hiệu hồi phục. Tuy nhiên, BSC khuyến nghị về mặt dài hạn, do triển vọng năm 2013 của ngành BĐS không có nhiều khả quan, NĐT nên cân nhắc giảm tỉ trọng đầu tư dài hạn vào ngành BĐS.

Sóng ở CP BĐS vừa qua là một điển hình cho thấy nhà đầu tư không quên CP ngành này. Họ vẫn theo dõi, vẫn không ngại đầu tư nếu thấy có cơ hội. Riêng nhà đầu tư tổ chức thì e dè hơn với CP BĐS, vì họ đầu tư dựa trên các phân tích kỹ lưỡng. Khi chưa thấy có tín hiệu rõ ràng, họ sẽ còn thận trọng. Chính vì vậy, với nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân thì mua CP BĐS bây giờ là mua sự kỳ vọng.

  • Phó thủ tướng: “Rất khó để hạ nhiệt giá nhà”

    Phó thủ tướng: “Rất khó để hạ nhiệt giá nhà”

    Trước cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản cuối tuần qua, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM đã có một bức thư dài 5 trang gửi đến các quan chức của Chính phủ, Bộ Xây dựng, Ban chỉ đạo…, trong đó nói rõ nhưng suy tư của mình về thực tại thị trường bất động sản hiện nay. <br/br>

  • Chưa bàn giao nhà, Madarin Garden đã áp phí dịch vụ 10.000 đồng/m2?

    Chưa bàn giao nhà, Madarin Garden đã áp phí dịch vụ 10.000 đồng/m2?

    Chưa nhận nhà bàn giao nhưng trong hợp đồng do chủ đầu tư Madarin Garden soạn thảo khách hàng phải đóng phí dịch vụ là 10 nghìn đồng/m2 trong năm đầu. Theo người mua nhà tại đây, thì mức phí này quá cao.

  • Vì sao ga Metro đặt sát Hồ Gươm?

    Vì sao ga Metro đặt sát Hồ Gươm?

    Sở QH-KT TP Hà Nội kiến nghị UBND TP chấp thuận địa điểm quy hoạch ga C9 (thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo) trên đường Đinh Tiên Hoàng, phía trước Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội), ngay sát Hồ Gươm. Dư luận đang rất băn khoăn vì sao lại chọn đặt ga tàu ở vị trí nhạy cảm như vậy?

  • “Tối hậu thư” cho chủ đầu tư KĐT Yên Hòa và 9 DA khác

    “Tối hậu thư” cho chủ đầu tư KĐT Yên Hòa và 9 DA khác

    Chậm triển khai các công trình an sinh xã hội, 10 chủ đầu tư của các dự án (DA) bất động sản trên địa bàn Hà Nội đã nhận được “tối hậu thư” của chính quyền thành phố…

Gia Miêu (Lao động)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.