Theo tờ trình dự thảo thay thế Quyết định 21/2013 về cấp phép xây dựng do Sở Xây dựng trình UBND TP.HCM tại cuộc họp ngày 25-6, có bốn trường hợp được cấp phép xây dựng (CPXD) có thời hạn.
Nhà trên đất nông nghiệp cũng được cấp phép
Theo Nghị định 64/2012, chỉ có một đối tượng cấp phép tạm là nhà ở nằm trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết 1/500 hay quy hoạch điểm dân cư nông thôn. Ngoài trường hợp trên, dự thảo của Sở Xây dựng đề xuất thêm ba trường hợp xét CPXD có thời hạn.
Người dân sẽ bớt đi thủ tục khi bỏ bản vẽ kết cấu trong hồ sơ xin phép xây dựng. Ảnh: HTD
Thứ nhất, nhà ở nằm trong phạm vi mở rộng các tuyến đường, hẻm. Thứ hai, nhà ở hiện hữu trên đất nông nghiệp xen kẽ khu dân cư do dân tự xây dựng trước ngày 1-7-2006 và trước khi quy hoạch 1/2000 được duyệt nhưng không phù hợp quy hoạch đất ở, không có khiếu nại tranh chấp. Thứ ba, đất có giấy tờ hợp pháp trong phạm vi quy hoạch lộ giới đường xa lộ, quốc lộ, cao tốc và các nút giao thông thì phần nhà đất còn lại trong phạm vi quy hoạch lộ giới nhưng nằm ngoài giới hạn hành lang an toàn đường bộ xác định tại dự án. Điều kiện chung kèm theo với các trường hợp trên khi CPXD có thời hạn là phải chưa có quyết định thu hồi đất.
Theo dự thảo, quy mô công trình được CPXD có thời hạn là tối đa ba tầng, không kể tầng lửng và mái che cầu thang. Thời hạn sử dụng công trình ghi trong giấy phép xây dựng là thời gian theo kế hoạch thực hiện quy hoạch nhưng tối đa không quá năm năm kể từ ngày 1-7-2013 (hoặc kể từ ngày quy hoạch được duyệt và công bố nếu quy hoạch được duyệt sau ngày 1-7-2013). Nếu sau năm năm Nhà nước mới thực hiện quy hoạch, công trình này được bồi thường, hỗ trợ theo quy định hiện hành.
Bỏ bản vẽ kết cấu trong hồ sơ xin phép
Quy định phải có bản vẽ kết cấu trong hồ sơ xin phép xây dựng với nhà ở riêng lẻ của người dân được Sở Xây dựng tiếp tục kiến nghị TP bỏ. Ông Quách Hồng Tuyến, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, cho hay: Theo Nghị định 15/2012, công trình trên ba tầng và trên 250 m2 phải nộp bản vẽ kết cấu trong hồ sơ xin phép xây dựng, dù là nhà ở riêng lẻ của người dân. Tuy nhiên, thực tế thì yêu cầu này không cần thiết trong giai đoạn cấp phép.
“Sở Xây dựng đã kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được chấp thuận. Đề nghị TP mạnh dạn bỏ quy định này khi ban hành quyết định thay thế Quyết định 21/2013 về CPXD” - ông Tuyến bày tỏ.
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín cho rằng bỏ bớt thủ tục thừa là cần thiết nhưng phải tăng cường quản lý nhà nước để hạn chế sự cố trong quá trình xây dựng như sụt lún, sập… Ông Tuyến lý giải yêu cầu về quản lý chất lượng công trình không bỏ nhưng thuộc giai đoạn sau, không nằm trong giai đoạn xin phép xây dựng. “Khi người dân khởi công xây dựng thì phải tuân thủ đúng Điều 72 Luật Xây dựng, tức phải có bản vẽ kết cấu thì mới được xây dựng” - ông Tuyến giải thích và được phó chủ tịch UBND TP đồng tình.
Ông Tín yêu cầu nếu bỏ bản vẽ kết cấu tại hồ sơ xin phép thì phải siết kiểm tra điều kiện về bản vẽ kết cấu khi người dân xây dựng để đảm bảo quản lý chất lượng công trình. “Những vấn đề vướng luật, nghị định thì cũng phải gỡ. TP sẽ trình thường trực UBND TP xem xét quyết định” - ông Tín cho hay.
Chưa có quyết định thu hồi đất thì được tách thửa Đây là nội dung được nhiều quận, huyện thống nhất khi góp ý cho phương án sửa Quyết định 19/2009 về diện tích tối thiểu sau khi tách thửa đất. Tại cuộc họp ngày 25-6, Sở TN&MT đưa ra ba phương án (thay vì trước đây là hai phương án) để sửa đổi quyết định nêu trên. Tại phương án 1, sở này nêu căn cứ là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm để tách thửa đất nông nghiệp xen cài trong khu dân cư thuộc khu vực quy hoạch sẽ chuyển sang đất phi nông nghiệp và thuộc khu vực phải thu hồi đất để đầu tư. Nếu trong thời gian ba năm mà quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không thực hiện được thì các địa phương xem xét từng trường hợp cụ thể để giải quyết tách thửa. Nhiều quận, huyện (như quận 1, 12, Bình Chánh, Hóc Môn) cho rằng không nên căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thay vào đó, chỉ khi nào có quyết định thu hồi đất thì mới không được phép tách thửa để không hạn chế quyền lợi của người dân. VIỆT HOA *** Họ đã nói Dự thảo lần này có khái niệm mới “giấy phép xây dựng có thời hạn” thay thế cho khái niệm “giấy phép xây dựng tạm” trước đây. Theo tôi, nên giữ khái niệm cũ là “giấy phép xây dựng tạm” vì quyết định hành chính của Nhà nước thì không phân chia có thời hạn hay không, còn “có thời hạn” ở đây là nói về công trình xây dựng. Ông LƯU TRUNG HÒA, Phó Chủ tịch UBND quận 1 Dự thảo vẫn phân biệt trong CPXD với nhà ở thuộc những loại quy hoạch khác nhau dù bản chất là một. Theo tôi, nhà ở thuộc quy hoạch đường dự phóng thì chỉ được cấp phép tạm, nhà ở thuộc quy hoạch công viên, trường học thì cấp phép chính thức. Ông NGUYỄN THANH TOÀN, Phó Giám đốc Sở QH-KT |
-
Cao ốc sai phép ngay mặt đường cơ quan chức năng không phát hiện ra, Bộ Xây dựng nói gì?
Tại phiên chất vấn Quốc hội chiều 3/11, Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Kạn) đề cập tình trạng người dân sửa nhà trong ngõ sâu thanh tra xây dựng nắm được, trong khi công trình cao ốc ngay mặt đường sai phép, cơ quan chức năng lại không phát hiện ra....
-
Sở Xây dựng Bình Dương cảnh báo phạt thẳng tay chủ đầu tư “tái phạm”
Sở Xây dựng Bình Dương vừa gửi văn bản cảnh báo các chủ đầu tư các dự án, công trình xây dựng, Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương và UBND huyện, thị xã, thành phố về việc xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng....
-
Nâng mức tiền phạt trong xây dựng, Uỷ ban MTTQ nói gì?
Chiều 25.5, bà Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội chủ trì hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩn...