Ảnh minh hoạ
Mục tiêu của quy hoạch là đến năm 2030, phấn đấu đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo; nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, văn hóa và thể thao. Đến năm 2045, trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.
Về phát triển ngành, lĩnh vực, sẽ tập trung phương hướng phát triển các ngành quan trọng của tỉnh, xem đó là trụ cột phát triển. Cụ thể, với công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ tập trung phát triển Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp chế biến, chế tạo.
Với du lịch, điểm nhấn là đến năm 2030 Thanh Hóa trở thành một trong các trung tâm lớn về du lịch của cả nước với các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Với ngành dịch vụ tập trung phát triển nhanh, đa dạng các loại hình dịch vụ; các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn…
Về nhiệm vụ phát triển không gian lãnh thổ, Quy hoạch đề ra Phương án quy hoạch xây dựng 5 vùng liên huyện và phát triển 4 trung tâm kinh tế động lực cùng các hành lang kinh tế.
Quy hoạch cũng đưa ra phương án phát triển các khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn với mục tiêu đến năm 2030, quy hoạch, sắp xếp, bố trí 100% hộ dân đang sinh sống trong vùng ảnh hưởng bởi thiên tai và những hộ dân sống rải rác, dân di cư tự do trên địa bàn các huyện miền núi. Rà soát, bố trí các quỹ đất để giao đất cho các hộ chưa có đất sản xuất, thiếu đất sản xuất và các hộ không có đất ở, thiếu đất ở.
Về phương án phát triển đô thị, đến năm 2025 toàn tỉnh có 47 đô thị các loại, trong đó có 1 thành phố là đô thị loại I, 2 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV, 43 đô thị loại V. Đến năm 2030 có 47 đô thị, trong đó có 1 thành phố là đô thị loại I, 2 đô thị loại III, 4 đô thị loại IV; thành lập mới 3 thị xã gồm: Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Quảng Xương; 40 đô thị loại V. Phương án tổ chức lãnh thổ nông thôn được gắn với quá trình đô thị hóa của tỉnh và đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương.
Về phương án tổ chức không gian phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tập trung phát triển khu kinh tế Nghi Sơn trở thành một trong những trung tâm đô thị - công nghiệp và dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước. Giai đoạn sau năm 2030 phát triển cửa khẩu quốc tế Na Mèo thành khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo. Tiếp tục thực hiện 8 khu công nghiệp theo quy hoạch được duyệt với tổng diện tích 1.424,2 ha. Phát triển mới 9 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.281,5ha. Sau năm 2030 phát triển mới thêm 2 khu công nghiệp với diện tích 872ha. Đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp với tổng diện tích 5.267,25ha. Giai đoạn sau năm 2030 gồm 126 cụm công nghiệp với tổng diện tích 5.893,65ha.
-
Khu đô thị Phú Hưng 143ha vừa được Thanh Hoá phê duyệt có gì đặc biệt?
Dự án có quy mô hơn 143ha, bao gồm nhiều khu chức năng, đáp ứng nhu cầu sinh sống của 13.200 người.
-
Thanh Hoá duyệt quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp 48ha
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Cụm công nghiệp Ngọc Vũ, huyện Thiệu Hoá.
-
Có gì trong đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn vừa được Thanh Hóa phê duyệt?
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt đồ án Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045.
-
Chủ đầu tư Flamingo Linh Trường Thanh Hoá huy động 370 tỷ từ trái phiếu
Công ty TNHH Flamingo Hải Tiến báo cáo đã hoàn tất phát hành 3.700 trái phiếu mã FHTCH2427001 với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu vào ngày 31/10/2024, tương đương tổng giá trị huy động là 370 tỷ đồng. Lô trái phiếu có kỳ hạn 3 năm (từ ngày 31/10/2...
-
Quy định mới của tỉnh Thanh Hóa về điều kiện để được xét giao đất ở không đấu giá quyền sử dụng đất
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND quy định điều kiện, trình tự, thủ tục thẩm định để giao đất không đấu giá quyền sử dụng đất cho cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa....