Theo Nhiệm vụ quy hoạch, đô thị Gò Dầu có tổng diện tích 25.995,75 ha gồm toàn huyện Gò Dầu. Quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 163.459 người, đến năm 2035 khoảng 181.985 người.
Quy hoạch, định hướng không gian, phát triển kinh tế xã hội, phát triển đô thị Gò Dầu giai đoạn 2021 – 2025 đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV, định hướng đến năm 2030 đạt tiêu chuẩn đô thị loại III; định hướng các xã phát triển thành phường đảm bảo tiêu chuẩn nâng loại đô thị, thành lập các phường trong đô thị.
Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng của đô thị; khu vực dân cư hạn chế phát triển, cần chỉnh trang, cải tạo, bảo tồn; khu vực đô thị sẽ chuyển đổi chức năng; khu vực đô thị sẽ phát triển mới; khu vực có mật độ dân cư hiện hữu cao (các phường); khu vực đô thị hóa nhanh (các xã ngoại thị) nhằm hạn chế các hệ lụy phát sinh, các vấn đề về hạ tầng kỹ thuật để phát triển bền vững.
Làm cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng theo quy hoạch; hoạch định các chính sách phát triển, thu hút các dự án đầu tư và triển khai công tác chuẩn bị đầu tư đưa đô thị Gò Dầu phát triển đúng mục tiêu, tính chất, yêu cầu.
Nội dung nghiên cứu đồ án quy hoạch chung thực hiện theo Thông tư số 12/2016/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và các yêu cầu, quy định có liên quan, cơ bản bao gồm các nội dung chính như sau:
Nghiên cứu cơ sở, căn cứ, kịch bản để định hướng phát triển đô thị các đơn vị hành chính hiện hữu (thị trấn và các xã Phước Đông, Phước Trạch, Thanh Phước, Bàu Đồn, Cẩm Giang, Thạnh Đức, Phước Thạnh và Hiệp Thạnh), đề xuất các xã phát triển thành phường đưa đô thị Gò Dầu đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.
Nghiên cứu các hướng tuyến phát triển đô thị có định hướng, có tầm nhìn dọc tuyến sông Vàm Cỏ Đông, trục cao tốc Hồ Chí Minh – Mộc Bài, cao tốc Gò Dầu – Xa Mát, Quốc lộ 22 A và 22 B, ĐT 782 – 784 và các trục chính đô thị; phát triển công nghiệp trên địa bàn cùng với phát triển dân cư, nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội phục vụ phát triển công nghiệp; xác định để khai thác các quỹ đất nông nghiệp để dự trữ, phục vụ phát triển du lịch, sinh thái.
Nghiên cứu các giải pháp để đảm bảo kết nối thuận lợi hai bên trục cao tốc Hồ Chí Minh – Mộc Bài, cao tốc Gò Dầu – Xa Mát, Quốc lộ 22 B, ĐT 782 – 784. Các tuyến trục chính của đô thị cần được nghiên cứu kết nối hợp lý với đường liên tỉnh, các tuyến đường tỉnh.
-
Động thái mới nhất về dự án sân bay ở Tây Ninh
Dự án sân bay Tây Ninh đang được đề xuất bổ sung vào quy hoạch mạng lưới sân bay toàn quốc. Vị trí dự kiến xây dựng sân bay này nằm cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 74km, cách sân bay quốc tế Long Thành khoảng 106km....
-
Quy định mới về tách thửa đất tại Tây Ninh từ 25/10/2024
Từ ngày 25/10/2024, các quy định về điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh sẽ được thực hiện theo Quyết định 49/2024/QĐ-UBND....
-
Đề xuất đường sắt nhẹ LRT đi thẳng từ TP.HCM đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài?
Tuyến đường sắt nhẹ (LRT) sẽ chạy dọc sông Sài Gòn, kết nối thẳng tới Tây Ninh với chiều dài gần 100km, kỳ vọng góp phần gỡ điểm nghẽn về giao thông, thúc đẩy kinh tế, xã hội toàn vùng Đông Nam Bộ phát triển tương xứng tiềm năng....