Đầu năm 2013, Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường đã tiến hành bàn giao hơn 300 căn hộ thuộc tổ hợp chung cư CT7, CT8 và gần 100 căn nhà liền kề, biệt thự tại khu đô thị Dương Nội cho khách hàng. Giữa lúc thị trường nhà đất uể oải với hàng trăm dự án bỏ hoang, đắp chiếu thì điều đó ghi nhận sự nỗ lực của ông lớn Nam Cường. Nhưng niềm vui chưa thấm người dân lại phải chật vật sống với cả tá cái thiếu.
Trên công trường, không khí làm việc vẫn hối hả khẩn trương nhưng dường như tất cả đều được dồn sức để hoàn thành những căn hộ, liền kề, biệt thự để tiếp tục ráo riết bàn giao cho khách hàng, còn dự án tối thiểu như trường học, hạ tầng xã hội hầu như chưa được đụng tới.
Tổ hợp chung cư CT7 - CT8 thuộc KĐTM Dương Nội
Chị H., một cư dân CT7, cho biết thoát được cảnh thuê nhà gia đình chị mừng lắm. Nhưng khi chuyển qua đây thì cuộc sống vẫn đầy khó khăn. Các tòa nhà vẫn tiếp tục trong quá trình hoàn thiện nên lúc nào cũng ồn ào, bụi bặm. Trường lớp chưa có để đăng ký cho con. Rồi chuyện chợ búa, sinh hoạt…
Cũng được nhận bàn giao nhà từ đầu năm nhưng chị T. vẫn chưa dám chuyển đến ở ngay. Theo chị T., chị còn phải lên các diễn đàn hỏi xem tình hình trường lớp có thuận tiện không nhưng được biết đến bây giờ khu đô thị vẫn chưa có các công trình thiết yếu nên chị cũng không muốn vội.
Theo một nhân viên bảo vệ làm việc tại công trường khu CT7, CT8, người dân muốn xin học cho con phải qua bên La Cả hoặc về phía Hà Đông, còn ở KĐT Dương Nội vẫn đang xây dựng các căn hộ thôi.
Việc thiếu hạ tầng xã hội, trường học không phải là chuyện hiếm tại các KĐTM
Dự án khu đô thị mới Dương Nội có tổng diện tích đất quy hoạch là 197,3ha, tổng mức đầu tư 7.642 tỷ đồng, quy mô dân số từ 2,5 - 3 vạn người. Theo quy hoạch được phê duyệt tại dự án diện tích đất nhà ở: 30,6%, đất giao thông: 25,3%, đất cây xanh, công viên 27,2%, đất thương mại - văn phòng: 7,1%, đất trường học, nhà trẻ bệnh viện chiếm 9,7%. Nhưng KĐT Dương Nội cũng là một trong những dự án KĐT bị “tuýt còi” vì “quên” các công trình hạ tầng xã hội.
Trong đó, nêu rõ UBND TP.Hà Nội “giao Công ty cổ phần tập đoàn Nam Cường Hà Nội khẩn trương triển khai các dự án trường học, công trình hạ tầng xã hội, đảm bảo tiến độ hoàn thành trong năm 2013”, đồng thời doanh nghiệp này phải “có trách nhiệm nghiên cứu, đầu tư theo đúng quy hoạch được duyệt có bố trí xen kẽ các công trình phục vụ nhu cầu văn hóa, thể thao trong các khu vực công viên, cây xanh để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của dân cư đô thị”.
Việc thiếu hạ tầng xã hội, trường học không phải là chuyện hiếm tại các KĐT. Hoặc thiếu ít, thiếu nhiều hoặc cũng bị cắt xén làm mất quyền lợi của cư dân gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt. Theo văn bản số 265 của UBND TP Hà Nội vừa gửi các sở, ngành, quận, huyện, trong quý I-2013, TP đã chỉ đạo thanh tra việc sử dụng đất ở hàng loạt dự án KĐT đã đầu tư xây dựng.
Công văn số 265/UBND-KH&ĐT UBND TP Hà Nội chỉ tên 10 KĐT chậm thực hiện các dự án hạ tầng xã hội, trường học bao gồm: Dự án Khu đô thị Yên Hòa, Khu đô thị Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy); Khu đô thị mới Mỹ Đình, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2 (huyện Từ Liêm); Khu đô thị Dương Nội, Văn Quán, Văn Phú (quận Hà Đông), Đại Kim Định Công (quận Hoàng Mai) và Khu đô thị Thạch Bàn (quận Long Biên). |
-
Việc Grand Plaza, trung tâm thương mại (TTTM) từng được mệnh danh là “Thiên đường mua sắm” của Hà Nội, tạm đóng cửa để tái cấu trúc sau một thời gian dài hoạt động èo uột và Tràng Tiền Plaza chuẩn bị mở cửa trở lại sau 2 năm sửa sang đang khiến phân khúc TTTM tại Hà Nội bước vào một giai đoạn thú vị. <br/br>
-
CafeLand – Gần đây thị trường bất động sản nóng lên, tuy nhiên không phải do giá mà bởi câu chuyện CLB bất động sản (BĐS) Hà Nội phản pháo nhận định của TS. Alan Phan. Có thể ví 15 câu hỏi chất vấn của CLB này có sức nặng tương đương với 15 ngàn tấn gạch vì nó không phải đến từ những kẻ dấu mặt trên Facebook, Blog… mà đến từ 1.000 thành viên của CLB này. <br/br>
-
“Cứu bất động sản bằng thanh khoản, không phải bằng giữ giá”
Trong cuộc trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, ngành kinh doanh nào gặp khó khăn thì các chính sách cũng cần hỗ trợ. Và hỗ trợ để tạo thanh khoản tại mức giá mà cung - cầu gặp nhau, chứ không phải hỗ trợ để giữ giá.
-
Chia nhỏ căn hộ có thể gây sức ép lớn tới các đô thị
Chủ trương chia nhỏ các căn hộ diện tích lớn theo Thông tư 02/2013/TT-BXD về việc hướng dẫn việc điều chỉnh cơ cấu, diện tích căn hộ các dự án nhà ở thương mại chuyển đổi sang làm nhà ở xã hội của Bộ Xây dựng đang đưa ra hai luồng ý kiến trái chiều nhau.