Theo đó, liên quan đến nội dung giải quyết các khó khăn của dự án bất động sản theo các kiến nghị, tổng hợp của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) và chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM xử lý khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, Sở Xây dựng đã có ý kiến và đề nghị các đơn vị giải quyết các thủ tục do mình phụ trách.
Cụ thể, Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) có 4 công văn: Lần 1, công văn số 14/2022/CV-HoREA ngày 15/3/2022, kiến nghị liên quan 64 dự án của 57 doanh nghiệp.
Lần 2, công văn số 25/2022/CV-HoREA ngày 29/4/2022, kiến nghị liên quan đến 38 dự án của 29 doanh nghiệp.
Lần 3, công văn số 40/2022/CV-HoREA ngày 10/6/2022, kiến nghị liên quan 11 dự án của 10 doanh nghiệp.
Và lần 4, công văn số 53/2022/CV-HoREA ngày 7/7/2022, kiến nghị liên quan đến 3 dự án của 1 doanh nghiệp và 2 trường hợp đại diện các cá nhân.
Một dự án bất động sản chờ gỡ vướng ở khu Nam TP.HCM
Trước kiến nghị của HoREA, Sở Xây dựng đã có 3 công văn trong các ngày 17/5, 25/7 và 12/9/2022, đề nghị 11 đơn vị liên quan căn cứ tổng hợp của Sở Xây dựng, có văn bản gửi chủ đầu tư về giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo 4 đợt kiến nghị của HoREA nhằm thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM.
Đồng thời, có văn bản báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo biểu mẫu đính kèm, gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND thành phố theo chỉ đạo.
Tuy nhiên đến nay mới chỉ có 6/11 đơn vị gồm Sở giao thông vận tải, Ban Quản lý khu Nam, Cục thuế thành phố, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, UBND thành phố Thủ Đức. Trong đó có 02 đơn vị là Chi cục Tài chính Doanh nghiệp - Sở Tài chính, và Sở Quy hoạch - Kiến trúc có báo cáo kết quả giải quyết nhưng không nêu rõ kết quả thực hiện và không thực hiện theo biểu mẫu đính kèm.
Vì vậy, Sở Xây dựng đã đề nghị 2 đơn vị này khẩn trương báo cáo lại theo quy định nhưng đến nay Sở Xây dựng cũng chưa nhận được báo cáo phản hồi.
Trong khi đó, có 5/11 đơn vị chưa có báo cáo tiến độ giải quyết gồm Sở Tài nguyên và Môi trường (71 dự án), Sở Kế hoạch và Đầu tư (28 dự án), UBND huyện Nhà Bè (1 dự án), UBND huyện Bình Chánh (1 dự án) và Sở Tài chính (1 dự án).
Để sớm tháo gỡ vướng mắc của các doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn TP.HCM theo đúng chỉ đạo của UBND TP.HCM, Sở Xây dựng đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Chi cục Tài chính doanh nghiệp - Sở Tài chính, UBND huyện Nhà Bè, UBND huyện Bình Chánh, khẩn trương có văn bản gửi chủ đầu tư để thông tin về nội dung giải quyết các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án bất động sản của 4 đợt kiến nghị từ HoREA nên trên.
Đồng thời có văn bản báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết các khó khăn vướng mắc, gửi về Sở Xây dựng để Sở kịp thời báo cáo UBND TP.HCM.
Trường hợp các đơn vị không có báo cáo đúng hạn hoặc báo cáo không đúng biểu mẫu, Sở Xây dựng sẽ tổng hợp báo cáo UBND TP.HCM về việc thực hiện chỉ đạo UBND thành phố của các đơn vị.
-
Tổ công tác gỡ khó cho bất động sản đã làm việc với khoảng 30 doanh nghiệp lớn
Chia sẻ tại tọa đàm “Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và triển vọng năm 2023” Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Vương Duy Dũng cho biết thời gian qua, Tổ công tác đã làm việc với các địa phương, doanh nghiệp.








-
Chính phủ lập Ban Chỉ đạo, quyết liệt tháo gỡ cho các dự án tồn đọng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 11/4/2025 thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
-
Chính sách mới từ 01/4/2025: Tháo gỡ nhiều khó khăn về đất đai, nhà ở
Từ ngày 01/4/2025, nhiều chính sách mới về đất đai, nhà ở (như là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 64 dự án,...) bắt đầu có hiệu lực thi hành. Trong đó, nổi bật là các quy định sau đây:
-
Loạt dự án hàng chục ha ở TP.HCM có lối ra, người dân sắp nhận tin vui
Đối với TP.HCM, Nghị quyết đã tháo gỡ khó khăn cho các dự án quy mô lên đến hàng chục ha tại TP Thủ Đức và quận 4, trong đó có những dự án đã bàn giao nhưng cũng có dự án đã ngưng trệ nhiều năm....