UBND TP. Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt Nhiệm vụ Thiết kế đô thị riêng tuyến phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, tỷ lệ 1/500.
Khu đất nghiên cứu lập Thiết kế đô thị riêng tuyến phố này thuộc địa giới hành chính của các phường: Cửa Nam, Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Phan Chu Trinh – quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
Điểm đầu tuyến là nút giao thông với phố Lê Duẩn (phía Tây); điểm cuối là nút giao thông với phố Lê Thánh Tông (phía Đông). Cụ thể, phía Bắc, Nam lấy hết ranh giới quản lý sử dụng của các ô đất lớn tiếp giáp tuyến phố Lý Thường Kiệt, lòng đường các tuyến phố giao cắt với phố Lý Thường Kiệt và ranh giới ô phố liên quan; phía Tây trên cơ sở ranh giới phía Bắc và Nam (hai bên tuyến phố Lý Thường Kiệt) lấy đến hết ranh giới hành chính quận Hoàn Kiếm trên tuyến phố Lê Duẩn.
Phía Đông lấy đến ranh giới hè phố Lê Thánh Tông và ranh giới sử dụng nhà hoặc đất của trường Đại học Dược Hà Nội, trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia.
Diện tích nghiên cứu lập đồ án Thiết kế đô thị khoảng 41,16ha; Diện tích khu đất lập đồ án khoảng 30,26ha.
Việc thiết kế tuyến phố dựa trên nguyên tắc tuân thủ định hướng tại các đồ án Quy hoạch cấp trên đã được phê duyệt, các quy hoạch chuyên ngành có liên quan… và các dự án đầu tư đã được phê duyệt, đang triển khai. Đồng thời đảm bảo nguyên tắc không bổ sung thêm chức năng nhà ở, hạn chế việc làm tăng chất thải hạ tầng.
Theo nhiệm vụ thiết kế được phê duyệt, nguồn vốn thực hiện là nguồn ngân sách của UBND quận Hoàn Kiếm. Thời gian lập đồ án Thiết kế đô thị không quá 6 tháng kể từ ngày nhiệm vụ thiết kế đô thị được phê duyệt.
Cơ quan tổ chức lập đồ án là UBND quận Hoàn Kiếm. Đơn vị tư vấn lập đồ án được lựa chọn theo quy định của Luật đấu thầu. Cơ quan thẩm định và trình duyệt là Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội.
Còn nhớ cách đây 7 năm, khu phố Lê Trọng Tấn (phường Khương Mai, quận Thanh Xuân) và Đình Thôn (phường Mỹ Đình 1, quận Cầu Giấy) được lựa chọn thí điểm là hai tuyến phố kiểu mẫu đầu tiên ở Hà Nội.
Các hộ kinh doanh được yêu cầu thiết kế biển theo hai màu cơ bản xanh và đỏ. Biển quảng cáo phải có chiều cao so với mặt đất 3,2-3,3 m, chiều cao biển hiệu là 1,1 m. Độ dài tuỳ theo mặt tiền và bố trí xen kẽ. Toàn bộ kinh phí việc thiết kế do TP Hà Nội tài trợ.
Hai tuyến phố kiểu mẫu này từng được kỳ vọng sẽ tạo nên một bộ mặt đô thị hiện đại, chỉnh trang cho TP. Hà Nội song hiện nay, các biển kiểu mẫu tại hai khu phố đều bị thay gần hết. Vỉa hè tại hai khu phố cũng đã xuất hiện trở lại những biển quảng cáo đứng, chiếm dụng lối đi của người đi bộ.
-
Hà Nội “nổ phát súng đầu” khởi động thi công dự án Vành đai 4 85.000 tỉ đồng
Sáng 25/6, Hà Nội chính thức tổ chức lễ khởi công dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô đồng loạt tại 4 điểm thuộc 4 huyện Sóc Sơn, Hoài Đức, Thanh Oai và Thường Tín.
-
Công ty chứng khoán chỉ ra những động lực có thể đưa VN-Index chạm mức 1.450 điểm vào cuối năm 2025
Trong báo cáo chiến lược năm 2025, Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư SSI (SSI Research) cho rằng, năm 2025 hứa hẹn sẽ mở ra các yếu tố hỗ trợ mạnh sau thời gian dài chờ đợi và kỳ vọng thay đổi, khi Việt Nam bắt đầu bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ ...
-
Hà Nội có thêm 2 khu công nghiệp quy mô hơn 300ha
UBND TP. Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng, tỷ lệ 1.2000 đối với 2 khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn, tổng diện tích quy hoạch hơn 300ha.
-
Hà Nội thu hồi hơn 15.000 m2 đất của THT trong Khu đô thị Starlake Tây Hồ Tây
Cổng thông tin điện tử UBND TP.Hà Nội cho biết, ngày 9/1, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 142/QĐ-UBND về việc thu hồi 15.087m2 đất tại ô đất B1CC4 dự án khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây (Starlake Tây Hồ Tây), phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ...