Theo Quyết định, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội theo mô hình "một trung tâm, hai hành lang kinh tế, ba vùng kinh tế - xã hội, sáu trục động lực".
Cụ thể, Thành phố Tân An là trung tâm chính trị - hành chính - đô thị hạt nhân - đô thị vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh; là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, hiện đại phía Đông Bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Hai hành lang kinh tế gồm:
Hành lang đường Vành đai 3 - 4: Bám dọc theo các trục đường Vành đai 3, Vành đai 4 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Hành lang phát triển phía Nam: Bám dọc theo trục động lực liên tỉnh từ Thành phố Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Long An và kết nối với tỉnh Tiền Giang (qua trục quốc lộ 50B).
Ba vùng kinh tế - xã hội gồm:
Vùng đô thị và công nghiệp: Bao gồm các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, một phần huyện Tân Trụ, thành phố Tân An, một phần huyện Thủ Thừa và huyện Châu Thành. Tập trung phát triển đô thị và công nghiệp tổng hợp, tạo thành hành lang phát triển đô thị trung tâm ở Bến Lức - Tân An và các đô thị công nghiệp ở các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước; phát triển khu kinh tế ở các huyện Cần Giuộc, Cần Đước; phát triển nông nghiệp ven đô, chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành, Tân Trụ và thành phố Tân An.
Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch và kinh tế cửa khẩu: Bao gồm thị xã Kiến Tường và các huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, một phần huyện Thủ Thừa. Phát triển dịch vụ, công nghiệp tại khu kinh tế cửa khẩu; phát triển du lịch sinh thái gắn với cảnh quan đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, phấn đấu đưa thương hiệu du lịch Đồng Tháp Mười là thương hiệu quốc gia gắn kết chặt chẽ với du lịch của tỉnh. Phát triển thị xã Kiến Tường là trung tâm vùng Đồng Tháp Mười.
Vùng đệm sinh thái: Bao gồm huyện Đức Huệ, một phần huyện Thủ Thừa và một phần huyện Tân Trụ; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dành quỹ đất hợp lý cho phát triển công nghiệp, đô thị sinh thái, khu trung chuyển nội tỉnh.
-
Trong tương lai, Long An sẽ có 2 tuyến metro
Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt đề cập đến kế hoạch xây dựng 2 tuyến đường sắt đô thị Hưng Nhơn - Tân An và tuyến bến xe Cần Giuộc mới - Cần Đước nhằm phục vụ kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh và phục vụ phát triển du lịch.








-
Sẵn sàng bứt tốc trong năm 2025, bất động sản Thủ Thừa hút khách
Đón sóng đầu tư bùng nổ tại thị trường Long An, bất động sản Thủ Thừa - top 3 “thủ phủ” công nghiệp của tỉnh đang bước vào chu kỳ tăng tốc với kỳ vọng phát triển không kém cạnh những địa phương kỳ cựu. ...
-
Năm 2025, Long An chuẩn bị khởi công 14 dự án nhà ở xã hội quy mô trên 28.600 căn
UBND tỉnh Long An đã ban hành kế hoạch triển khai Đề án xây dựng nhà ở xã hội năm 2025 trên địa bàn tỉnh, giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở ngành, địa phương trong thực thi các nhiệm vụ để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, đảm bảo chỉ ti...
-
Long An tái khởi động tuyến đường 1.900 tỷ đồng nối với TP.HCM
Sau thời gian tạm dừng do vướng mắc về giải phóng mặt bằng và nguồn vốn, tỉnh Long An chính thức tái khởi động dự án nâng cấp, cải tạo tuyến Đường tỉnh 830C – trục giao thông quan trọng kết nối huyện Bến Lức với TP.HCM và các khu công nghiệp trọng đi...