Quy hoạch sử dụng đất mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho ngành công nghiệp tại nhiều địa phương Ảnh: Lê Phước Bình
Với công nghiệp, thương mại dịch vụ
Bên cạnh những nơi đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, nhiều địa phương khác vừa thống nhất phương án phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Trên cơ sở chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ, UBND cấp tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 để trình cơ quan cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
Đơn cử như tỉnh Khánh Hòa. Theo quy hoạch được duyệt, thị xã Ninh Hòa có diện tích đất khu công nghiệp được điều chỉnh tăng từ 139 ha (năm 2020) lên 3.401 ha (năm 2030); đất cụm công nghiệp từ 37 ha (năm 2020) tăng lên 112 ha (năm 2030); đất thương mại dịch vụ được điều chỉnh tăng từ 10 ha (năm 2020) lên 1.964 ha (năm 2030).
Tại thành phố Cam Ranh, diện tích đất khu công nghiệp được điều chỉnh tăng từ 0,4 ha (năm 2020) lên 350 ha (năm 2030) và diện tích đất thương mại, dịch vụ được điều chỉnh tăng từ 372 ha (năm 2020) lên 1.465 ha (năm 2030).
Tương tự tại huyện Cam Lâm, diện tích đất thương mại, dịch vụ cũng được điều chỉnh tăng mạnh từ 624 ha (năm 2020) lên 1.815 ha (năm 2030).
Đặc biệt, huyện Vạn Ninh có diện tích đất công nghiệp được điều chỉnh tăng mạnh, từ 0 ha đất khu công nghiệp (năm 2020) lên 1.010 ha (năm 2030) và diện tích đất cụm công nghiệp được điều chỉnh tăng mạnh từ 390 ha (năm 2020) lên 4.313 ha.
Ngày 30/9 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Theo đó, diện tích đất khu công nghiệp, thương mại – dịch vụ được phân bổ tập trung chủ yếu tại các địa phương vùng Đông của tỉnh, gồm thị xã Điện Bàn, thành phố Hội An, thành phố Tam Kỳ, huyện Duy Xuyên, huyện Thăng Bình và huyện Núi Thành.
Trong đó, thị xã Điện Bàn được phân bổ 713ha đất công nghiệp, 425ha đất thương mại, dịch vụ; thành phố Tam Kỳ được phân bổ 365ha đất khu công nghiệp 129ha đất thương mại, dịch vụ; huyện Duy Xuyên được phân bổ 236ha đất cụm công nghiệp; 237ha đất thương mại, dịch vụ; huyện Thăng Bình có 578ha công nghiệp, 299ha đất thương mại, dịch vụ; huyện Núi Thành được phân bổ 2.486ha đất công nghiệp, 268ha đất thương mại, dịch vụ.
Tương tự, UBND tỉnh Quảng Bình cũng vừa phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2030 tại các địa phương.
Theo đó, diện tích đất công nghiệp, thương mại dịch vụ được phân bố tập trung tại huyện Bố Trạch với 322 ha đất công nghiệp, 855 ha đất thương mại dịch vụ; huyện Quảng Ninh có 306 ha đất công nghiệp, 1.048 ha đất thương mại dịch vụ; huyện Lệ Thủy có 875 ha đất công nghiệp, 734 ha đất thương mại dịch vụ; thành phố Đồng Hới có 386 ha đất công nghiệp, 591 ha đất thương mại dịch vụ.
Bên cạnh các địa phương nêu trên, tỉnh Lâm Đồng cũng đã phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho các địa phương.
Trong đó, diện tích đất công nghiệp được phân bổ chủ yếu tại huyện Đức Trọng, huyện Đơn Dương, huyện Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc.
Đồng thời diện tích đất thương mại dịch vụ được phân bổ chủ yếu tại thành phố Bảo Lộc; huyện Di Linh, huyện Bảo Lâm, thành phố Đà Lạt.
Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam được phân bổ nhiều diện tích đất ở. Trong ảnh là một dự án bất động sản tại huyện Núi Thành Ảnh: Lê Phước Bình
Với khu dân cư, đô thị
Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 vừa được phê duyệt, nhiều địa phương tại tỉnh Khánh Hòa sẽ được phân bổ diện tích lớn về đất ở như, huyện Cam Lâm, thành phố Cam Ranh, huyện Vạn Ninh, huyện Diên Khánh.
Trong khi đó tại tỉnh Quảng Bình, diện tích đất ở được phân bổ tập trung chủ yếu tại thành phố Đồng Hới với hơn 1800 ha, huyện Bố Trạch có hơn 2.100 ha, huyện Quảng Ninh có hơn 1.200 ha, huyện Lệ Thủy có hơn 1.400 ha.
Tương tự tại tỉnh Quảng Nam, diện tích đất ở được phân bố tập trung chủ yếu tại các địa phương vùng Đông của tỉnh. Đây là khu vực có tốc độ phát triển đô thị cao và năng động nhất tại tỉnh Quảng Nam.
Cụ thể, thị xã Điện Bàn được phân bổ 4.533 ha đất ở, thành phố Hội An với 1.039 ha đất ở, thành phố Tam Kỳ với 1.128 ha đất ở, huyện Duy Xuyên với 2.645 ha đất ở, huyện Thăng Bình với 3.596 ha đất ở, huyện Núi Thành với 2.689 ha đất ở.
Đáng chú ý nhất là tại tỉnh Lâm Đồng, địa phương có thị trường bất động sản phát triển sôi động trong thời gian qua, nhất là trong việc tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất và phân lô, bán nền.
Theo chỉ tiêu được phân bổ đến năm 2030, diện tích đất ở tại Lâm Đồng phân bố chủ yếu tại thành phố Đà Lạt với gần 3.000 ha, huyện Đức Trọng với 3.458 ha, huyện Lâm Hà với hơn 2.200 ha, huyện Đơn Dương hơn 2.000 ha, huyện Di Linh với hơn 3.200 ha, huyện Bảo Lâm với hơn 2.600 ha, thành phố Bảo Lộc với hơn 2.400 ha.
Bên cạnh chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ và quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt thì quy hoạch cấp tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và nhiều quy hoạch quan trọng khác đang được các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai lập cũng đã và đang mở ra nhiều khu vực phát triển đô thị mới.
Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa cho biết, các đồ án lớn của tỉnh đang được triển khai đồng bộ tạo nên chuyển biến tích cực đối với thị trường bất động sản tỉnh Khánh Hòa.
Đơn cử như, quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. Nha Trang đến năm 2040; Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm.
Trong khi đó, tại Công văn số 2002/UBND-QLĐT mới đây, UBND thành phố Bảo Lộc cho biết, sau khi Nghị quyết về phương án đầu tư Dự án đường bộ cao tốc đoạn Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) được HĐND tỉnh thông qua, đồng thời đồ án quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040 đang được Sở Xây dựng hoàn thiện trình UBND tỉnh phê duyệt thì tình hình thị trường bất động sản từ đầu năm 2021 đến nay có chiều hướng diễn biến tích cực.
Tương tự như các địa phương nêu trên, tỉnh Quảng Bình cũng đang triển khai lập quy hoạch chung thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận.
Tỉnh Phú Yên đang triển khai lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Tuy Hòa và khu vực phụ cận tỉnh này đến năm 2040, quy mô 17.195ha, phát triển thành phố Tuy Hòa trở thành đô thị loại 1.
Tỉnh Quảng Nam đang triển khai lập điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hội An và thị xã Điện Bàn,…
-
Hé lộ những dự án phát triển nhà ở mới tại tỉnh Khánh Hòa
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Quyết định số 2532/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở năm 2022 trên địa bàn tỉnh.
-
Kiểm tra việc huy động vốn tại một dự án bất động sản trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Ông Trần Nam Hưng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký Công văn số 9476/UBND-KTN chỉ đạo kiểm tra việc huy động vốn tại dự án Khu dân cư và dịch vụ Cầu Hưng - Lai Nghi (giai đoạn 1), thị xã Điện Bàn....
-
Kết luận của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về các dự án bất động sản của Công ty Bách Đạt An
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam cho biết việc bắt giữ bà Hoàng Thị Kim Châu, nguyên lãnh đạo Công ty Bách Đạt An được các cơ quan tố tụng thực hiện theo quy định.
-
Quảng Nam xin ý kiến Bộ Xây dựng về đồ án quy hoạch Khu công nghiệp Bắc Chu Lai hơn 700 ha
Ông Lê Văn Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký Công văn số 9374/UBND-KTN về việc lấy ý kiến Bộ Xây dựng về hồ sơ đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) Khu công nghiệp Bắc Chu Lai, Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam....