Theo đó, Bộ, ngành có dự án đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh nơi có đất thu hồi xây dựng khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định và phải bảo đảm kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định.
Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm nội dung về diện tích từng loại đất dự kiến thu hồi; số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong khu vực dự kiến thu hồi đất; dự kiến mức bồi thường, hỗ trợ đối với từng loại đối tượng thu hồi đất; dự kiến giá đất bồi thường đối với từng loại đất, từng loại vị trí; phương án bố trí tái định cư; dự kiến tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và nguồn vốn để thực hiện; dự kiến tiến độ thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; dự kiến thời gian và kế hoạch di chuyển, bàn giao mặt bằng.
Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải thể hiện các nội dung trên cho toàn bộ dự án và chi tiết đến từng địa phương (nếu có). Trường hợp thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư mà phải xây dựng khu tái định cư tập trung thì trong các nội dung quy định nêu trên phải bao gồm cả khu vực thu hồi đất để xây dựng khu tái định cư tập trung đó.
Nghị định số 06/2020/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2020.








-
Hà Nội sắp thu hồi hơn 50ha đất cho hai dự án hạ tầng chiến lược
Hà Nội đang tiến hành thu hồi hơn 50 ha đất tại huyện Đông Anh để triển khai hai dự án hạ tầng trọng điểm, trong đó có tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô và đường nối cầu Tứ Liên với cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên....
-
Tài sản gắn liền với đất được bồi thường thế nào khi thu hồi đất?
Nguyên tắc bồi thường và những khoản bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi thu hồi đất theo quy định hiện hành thế nào?
-
Xác định loại đất khi lập phương án bồi thường thế nào?
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị bồi thường đất là loại đất. Vậy xác định loại đất khi lập phương án bồi thường thế nào theo quy định hiện hành?